Cảnh sát Mỹ có được phép gài bẫy Minh Béo?

Cư dân mạng những ngày qua sôi sục với câu hỏi, liệu cảnh sát Mỹ cải trang thành cậu bé 14 tuổi gặp gỡ Minh Béo có phải là hành vi "gài bẫy" hay không?
Cảnh sát Mỹ có được phép gài bẫy Minh Béo?

Văn phòng Biện lý quận Cam (OCDA), miền Nam California, Mỹ ngày 28/3 đã gửi thông cáo báo chí khẳng định nghệ sĩ Minh Béo bị truy tố 3 tội danh, gồm: Quan hệ tình dục bằng miệng (oral copulation) với trẻ vị thành niên, cố gắng thực hiện hành vi khiêu dâm với trẻ dưới 14 tuổi và định gặp trẻ vị thành niên cho mục đích dâm ô.

Theo đó, sau khi một cậu bé tố giác xâm hại tình dục, một thanh tra Sở Cảnh sát Garden Grove (GGPD) thuộc Quận Cam, California, đã đóng giả làm thiếu niên 14 tuổi và liên hệ với minh Béo. Khi gặp viên cảnh sát này với ý đồ thực hiện hành vi dâm ô, Minh Béo đã bị bắt giữ.

Phương pháp điều tra "giăng bẫy"

Cảnh sát Mỹ có được phép gài bẫy Minh Béo? ảnh 1

Nghệ sĩ hài Minh Béo.

Trên thực tế, luật pháp Mỹ cho phép cảnh sát sử dụng phương pháp điều tra “giăng bẫy” (sting operation) và trong một số trường hợp đặc biệt được phép “gài bẫy” (entrapment) nghi phạm.

Hoạt động điều tra “giăng bẫy” nhằm tạo điều kiện để nghi can thực hiện hành vi phạm tội đã có ý định hoặc được lên kế hoạch từ trước.

Cảnh sát sẽ cải trang trở thành thường dân hoặc đồng phạm để đưa nghi can vào tròng. thanh tra viên đóng giả làm kẻ tham gia vào hoạt động phi pháp như người mua hoặc người bán hàng hóa và dịch vụ phi pháp. Ví dụ điển hình là một thanh tra viên đóng giả làm người mua ma túy từ một nghi can buôn ma túy. Nếu người này thực hiện hành vi phạm tội, anh ta sẽ bị bắt.

Thanh tra có thể đóng giả làm kẻ buôn bán ma túy, đối tượng nào tiếp cận và mua sản phẩm từ thanh tra sẽ bị bắt. Cảnh sát còn có thể cải trang thành đồng phạm để tìm kiếm bằng chứng bắt giữ nghi can.

Thanh tra viên cũng có thể giả dạng làm “con mồi” của các hành vi phạm tội có thể xảy ra. Ví dụ, một cảnh sát mặc thường phục đi một mình ban đêm trong một khu vực có tình trạng an ninh bất ổn, nơi từng xảy ra một số vụ cưỡng hiếp hoặc cướp bóc. Kẻ cướp hoặc tội phạm cưỡng hiếp tấn công thanh tra này sẽ sập bẫy.

Truyền hình Mỹ đưa tin Minh Béo bị bắt giữ.

Thanh tra viên cũng có thể đóng giả làm thiếu niên trên mạng Internet, trò chuyện với tội phạm ấu dâm, đồng ý gặp gỡ hắn tại một địa điểm nào đó để quan hệ tình dục. Và khi tên tội phạm tới nơi thì lập tức bị cảnh sát bắt giữ.

Giới hạn của hoạt động “giăng bẫy”

Trên trang mạng andrewdstine.com, hành vi “gài bẫy” được phân biệt ở 3 yếu tố. Hành vi phạm tội được gợi ý bởi thanh tra viên chứ không phải từ nghi phạm. Thanh tra viên thuyết phục nghi phạm thực hiện hành vi phạm tội, chứ không phải tạo cơ hội để anh ta thực hiện. Nghi phạm không sẵn sàng thực hiện hành vi phạm tội cho đến khi nói chuyện với thanh tra viên.

Nếu như hành vi “gài bẫy” được sử dụng, cơ quan điều tra phải chứng minh được lý do nghi phạm sẽ thực hiện hành vi phạm tội và có khả năng thực hiện hành vi này trước khi thanh tra viên vào cuộc.

Trong các vụ kiện, luật sư bào chữa luôn tìm kiếm các yếu tố cho rằng cảnh sát cố tình “gài bẫy” để chứng minh thân chủ mình vô tội.

Trong trường hợp Minh Béo bị bắt giữ ở Mỹ, cảnh sát không tiết lộ cuộc điện thoại giữa thanh tra viên đóng giả làm cậu bé 14 tuổi liên hệ với nam diễn viên. Hiện không rõ liệu cảnh sát có gợi ý để Minh Béo thực hiện hành vi quan hệ tình dục hay đây là chủ ý của nghệ sĩ hài này.

Truyền thông Mỹ chỉ đưa tin, Minh Béo đã đi gặp cảnh sát cải trang với ý định thực hiện hành vi dâm ô và bị bắt giữ. Tuy nhiên, trước đó cảnh sát đã nhận được đơn trình báo của nạn nhân, tố cáo Minh Béo quan hệ tình dục bằng miệng với mình.

Trong luật pháp Mỹ, ấu dâm được xem là một tội danh vô cùng nghiêm trọng. Do vậy, cơ quan thực thi pháp luật Mỹ có lý do để dùng đến những biện pháp mạnh nhằm bắt giữ nghi phạm.

Cựu sĩ quan cảnh sát, cựu công tố viên Devallis Rutledge nhận định, tại Mỹ phần lớn các công tố viên hiểu rất rõ vai trò của chiến thuật “giăng bẫy” hoặc “gài bẫy” để bắt giữ tội phạm. Phía cảnh sát luôn trình bày công khai và rõ ràng biện pháp điều tra trước tòa.

Đăng Nguyễn

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.