Chiến tranh, nạn đói: Cơn ác mộng của người Yemen

(Ngày Nay) - Thế giới đang phải chứng kiến một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất từ trước đến nay: 80% dân số Yemen sống trong cảnh thiếu ăn, hàng triệu người đang bị đẩy vào nạn đói. Tình trạng đó càng tồi tệ hơn kể từ tháng 11 năm ngoái, khi Arab Saudi áp đặt lệnh đóng cửa biên giới gần như hoàn toàn đối với Yemen.
Chiến tranh, nạn đói: Cơn ác mộng của người Yemen

Lý do nào đã đẩy một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới vào tình trạng đó? Đó là một câu chuyện phức tạp có liên quan tới các siêu cường khu vực, chủ nghĩa khủng bố, dầu mỏ và tình trạng biến đổi khí hậu. Nhưng giải thích theo một cách đơn giản khác, rất nhiều người ở bên ngoài Yemen đang tranh giành quyền lực và tầm ảnh hưởng, và chính người dân tỏng nước này lại phải trả giá.

Khởi đầu khủng hoảng chính trị

Giống như nhiều cuộc xung đột khác ở Trung Đông, khủng hoảng Yemen bắt nguồn từ phong trào Mùa xuân Arab. Vào tháng 11-2011, sau làn sóng biểu tình, nhà độc tài Ali Abdullah Saleh của Yemen đã phải chuyển giao quyền lực cho cấp phó, Abed Rabbo Mansour Hadi.

Chiến tranh, nạn đói: Cơn ác mộng của người Yemen ảnh 1Một người dân Yemen nằm chờ chết...

Vào thời điểm đó, những người ủng hộ biểu tình xem đây là chiến thắng của nền dân chủ. Nhưng chỉ vài năm sau, ông Hadi đã chứng minh bản thân không thể dẫn dắt đất nước. Yemen nhanh chóng chìm vào khủng hoảng với tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến, thiếu lương thực và tham nhũng. Người dân nước này thường xuyên đối mặt với các vụ tấn công thực hiện bởi chi nhánh al-Qaeda ở Yemen.

Nhóm phiến quân Houthi, với sự hậu thuẫn từ cộng đồng người Hồi giáo dòng Shi'ite, đã lợi dụng điểm yếu của chính quyền Hadi. Nhóm này tổ chức một cuộc lật đổ, giành quyền kiểm soát vùng phía Bắc Yemen. Nhiều người dân nước này ban đầu quay sang ủng hộ phiến quân Houthi. Nhưng khi nhóm phiến quân này lên kế hoạch chiếm thủ đô Sanaaa, hàng nghìn thường dân bắt đầu phản ứng, lập ra các trại trên đường phố.

Đến tháng 2-2015, phiến quân Houthi kiểm soát thủ đô Sanaa, và ông Hadi đã phải bỏ trốn tới thành phố cảng Aden.

Sự can dự của các siêu cường

Arab Saudi theo dõi rất sát sao các diễn biến ở Yemen, và sau đó quyết định phối hợp cùng 8 quốc gia Arab có chính quyền người Hồi giáo dòng Sunni khác cố gắng đánh bại nhóm phiến quân người Shi'ite để phục hồi quyền lực cho chính quyền Hadi. Trong vòng 2 năm sau đó, liên minh do Arab Saudi dẫn đầu đã thực hiện chiến dịch không kích dày đặc ở Yemen.

Hàng nghìn quả bom đã được thả xuống, rất nhiều trong số này trúng phải thường dân. Theo một nghiên cứu, trong số 8.600 vụ không kích, 3.577 vụ đã trúng các khu vực quân sự và 1.510 vụ trúng các khu vực dân cư, trường học, bệnh viện... Theo một báo cáo của LHQ, có ít nhất 10.000 người dân Yemen đã thiệt mạng trong cuộc xung đột, và 40.000 người khác bị thương.

Các cuộc không kích này có kết quả hạn chế khi giúp cho lực lượng chính phủ Yemen giành lại được Aden, lấy làm thành trì để kiểm soát các khu vực phía Nam. Nhưng khu vực phía Bắc vẫn thuộc tầm kiểm soát của phiến quân Houthi. Bên cạnh đó, mạng lưới khủng bố al-Qaeda kiểm soát nhiều phần của nước này, và phiến quân IS cũng hoạt động mạnh mẽ.

Người dân chết đói

Chưa kể tới khủng hoảng chính trị thì Yemen vốn đã đối mặt với thảm họa môi trường. Gần 90% diện tích đất nước này là sa mạc hoặc vùng đất khô cằn. Nguồn nước ở Yemen rất hiếm, hạn hán và sa mạc hóa khiến cho việc trồng trọt ở nước này gần như là điều bất khả thi. Phần lớn đất đai có thể dùng để làm nông nghiệp thì lại để trồng Qat - một loại thực vật gây nghiện được 70% đàn ông Yemen sử dụng thường xuyên.

Chiến tranh, nạn đói: Cơn ác mộng của người Yemen ảnh 2Trẻ em Yemen đẩy xe đi lấy nước ở một ống nước công cộng ở thủ đô Sanaa. (Nguồn: AFP)

Trước khi nội chiến bùng nổ, 90% lương thực ở Yemen phải nhập từ nước khác, chủ yếu bằng đường biển. 7 triệu người Yemen sống dựa hoàn toàn vào thực phẩm nhập khẩu. Do chiến sự nổ ra, việc nhập khẩu lương thực ngày càng trở nên khó khăn. Nhiều công ty vận chuyển không còn cung ứng cho đất nước này nữa.

Sau khi cộng đồng quốc tế chỉ trích liên quân vì đã góp phần gây ra khủng hoảng lương thực ở Yemen, Arab Saudi mới bắt đầu cho phép các chuyến hàng viện trợ được tiếp cận các cảng biển mà chính phủ Yemen kiểm soát ở 3 thành phố. Nhưng các tổ chức viện trợ và LHQ đều nói rằng như vậy là chưa đủ.

LHQ từng cảnh báo rằng 3,2 triệu người Yemen đang sống trong nạn đói, 150.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng có thể sẽ tử vong ngay trong tháng tới. Theo tổ chức Save The Children, có 130 trẻ em tử vong mỗi ngày ở Yemen. Có ít nhất 17 triệu người khác, trong đó gồm 11 triệu trẻ em, đang cần gấp viện trợ nhân đạo. Tình trạng thiếu thuốc men và nước sạch cũng khiến bệnh dịch lan tràn ở Yemen.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.