Chuyến đi cuối của các cựu tổng thống Mỹ trên Air Force One

(Ngày Nay) - Sau khi tổng thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức, người tiền nhiệm sẽ nhanh chóng rời đi trên chuyên cơ Air Force One. Chuyến bay cuối cùng của họ thường có những điều kỳ lạ.
Tổng thống Obama bay đến Chicago để đọc diễn văn chia tay trên chuyên cơ Air Force One vào ngày 10/1. Ảnh: Getty.
Tổng thống Obama bay đến Chicago để đọc diễn văn chia tay trên chuyên cơ Air Force One vào ngày 10/1. Ảnh: Getty.

Sau khi ông Barack Obama tuyên thệ nhậm chức tại Điện Capitol vào ngày 20/1/2009, ông George W. Bush bước lên máy bay, bắt đầu hành trình trở về Texas. Nhiệm kỳ tổng thống của ông chính thức lùi vào dĩ vãng.

Trong chuyến đi cuối cùng của các cựu tổng thống Mỹ, chuyện kỳ lạ thường xảy ra. Ronald Reagan từng khóc trên máy bay. Jimmy Carter thực hiện nỗ lực cuối cùng để đối phó với khủng hoảng con tin Iran trong tuyệt vọng. George H.W. Bush mời một nhóm nhạc đồng quê đến biểu diễn và hát cùng mọi người trên chuyến bay trở về nhà.

Daily Beast đã phỏng vấn những người đồng hành cùng các cựu tổng thống trong chuyến đi tiễn biệt. Các nhà lãnh đạo của cường quốc hàng đầu thế giới cũng đau khổ và tiếc nuối khi chia tay công việc họ từng gắn bó nhiều năm.

Chuyến đi cuối của các cựu tổng thống Mỹ trên Air Force One ảnh 1Cựu tổng thống Bush ngắm nhìn thủ đô Washington khi chuyên cơ Air Force One bay qua khu vực phía trên Tòa nhà Quốc hội ngày 20/1/2009. Đó là ngày ông Bush chấm dứt 8 năm làm ông chủ Nhà Trắng. Ảnh: Getty.

Từ Nhà Trắng đến Điện Capitol

Theo truyền thống, tổng thống mãn nhiệm sẽ chào đón người kế nhiệm mình tại Nhà Trắng. Họ sẽ cùng nhau đi trên chiếc limousine dành cho tổng thống để tới Điện Capitol tham dự Lễ Nhậm chức.

Vụ bắt cóc 60 con tin người Mỹ tại Tehran kéo dài từ tháng 11/1979 đã góp phần vào thất bại ê chề của Carter trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1970.

Những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình, Carter nỗ lực đưa các con tin từ Iran về nước nhưng bất thành. Họ được thả tự do chỉ vài giờ sau khi Tổng thống kế nhiệm Reagan đọc diễn văn nhậm chức.

“Đó là ngày cuối cùng của chính quyền chúng tôi và cũng là ngày cuối cùng của cuộc khủng hoảng con tin ở Iran. Hamilton Jordan và tôi là những người cuối cùng rời khỏi Phòng Tình huống vì chúng tôi phụ trách theo dõi vụ việc. Chúng tôi hy vọng Carter có thể công bố thông tin trong lễ nhậm chức”, Gerald Rafshoon, giám đốc truyền thông cho Jimmy Carter, nhớ lại.

“Cuối cùng, lúc 12h20 sáng hôm đó, có người nói với chúng tôi ‘Các anh nên rời khỏi đây đi vì người của Reagan sắp vào Nhà Trắng rồi’. Khi chúng tôi rời khỏi Phòng Tình huống, những bức tranh của Reagan đã được treo lên từ lúc nào”, Rafshoon nói.

Theo lời kể của Rafshoon, Carter từng nói chuyến đi đến Đồi Capitol cùng Reagan thật kỳ quặc bởi trong khi ông đang lo nghĩ về cuộc khủng hoảng con tin, Reagan lại kể chuyện cười với ông và Chủ tịch Hạ viện Tip O'Neill.

Sau lễ nhậm chức của tân tổng thống, tổng thống mãn nhiệm sẽ được trực thăng chở đến Sân bay Quân sự Andrews để đón chuyến bay trở về nhà.

Đối với Reagan, tổng thống thứ 40 của Mỹ, ngày nhậm chức của người kế nhiệm cũng là một ngày buồn.

Thông thường, nếu thời tiết thuận lợi, tổng thống mãn nhiệm sẽ bay vòng quanh Washington trên đường tới Sân bay Andrews. Ken Duberstein, Chánh Văn phòng của Reagan, hồi tưởng lại chuyến đi đó.

Sau khi cất cánh từ Cánh Đông của Điện Capitol, chiếc trực thăng chở Tổng thống Reagan và phu nhân Nancy liệng qua Nhà Trắng. Ông Reagan nhìn xuống, vỗ vào đầu gối vợ và nói “Nhìn kìa em yêu, đó là căn biệt thự nhỏ của chúng ta”.

Khoảnh khắc đó, cả bà Nancy, ngài tổng thống và ông Duberstein đều ứa nước mắt. Đó là hồi kết cho nhiệm kỳ tổng thống của Reagan.

Vì thời tiết xấu, Tổng thống Bill Clinton đã không thể thực hiện chuyến tham quan bằng trực thăng vào năm 2001. Thay vào đó, ông được một đoàn xe nhỏ với vài xe cảnh sát hộ tống.

Jake Siewert, Thư ký báo chí cho Bill Clinton, kể lại rằng đoàn xe của họ đã phải đi chậm lại khi qua các ngã tư. Ông Clinton hầu như chưa từng trải qua chuyện đó trong 8 năm làm tổng thống.

Nhiệm vụ đã hoàn thành

Tổng thống mãn nhiệm sẽ nói lời chia tay tại Sân bay Andrews, thường là với một nhóm người ủng hộ. Sau đó, ông sẽ bước lên chiếc máy bay mà mình từng sử dụng trong nhiệm kỳ tổng thống. Nó sẽ không còn được gọi là Air Force One, vì chỉ máy bay của tổng thống mới được đặt danh hiệu đó.

Rafshoon, Chánh Văn phòng của Carter, cùng vài người khác đã lên chiếc Air Force One trước khi cựu tổng thống có mặt. Jordan, đồng nghiệp của ông Rafshoon lúc đó, đã gọi điện về Phòng Tình huống nhưng nhân viên nghe điện đã từ chối cung cấp thông tin.

“Không sao đâu. Tôi gọi từ đường dây được bảo mật trên Air Force One”, Jordan nói. Nhân viên đó đáp lại: “Ông Carter không còn là tổng thống nữa và ông không thể tiếp cận thông tin này”.

Theo lời kể, Carter là người cuối cùng bước lên máy bay. Mọi người khi đó đang ăn mừng việc các con tin ở Iran được thả nhưng không khí vẫn nhuốm màu u buồn.

Chuyến đi cuối của các cựu tổng thống Mỹ trên Air Force One ảnh 2Ronald Reagan vẫy tay chào đám đông dọc Đại lộ Pennsylvania trong ngày nhậm chức năm 1981. Ảnh: Getty.

Đối với Reagan, chuyến trở về California cũng mang đến những cảm xúc lẫn lộn. Mọi người trên máy bay đã nắm tay nhau và hát bài ‘Auld Lang Syne’.

Bánh ngọt và rượu champagne được mang tới. Tất cả cùng nâng ly nhưng không biết nói gì. Có ai đó đã nói “Ngài tổng thống, nhiệm vụ đã hoàn thành”, Ryan, trợ lý của Reagan nhớ lại.

Trên chuyến bay cuối cùng, các phóng viên phụ trách đưa tin về tổng thống mãn nhiệm cũng có mặt. Thomas DeFrank, phóng viên của Newsweek, kể rằng chuyến bay của Tổng thống Gerald Ford lúc đó đã bị báo chí “cướp bóc”.

“Mọi thứ không bị đóng chặt vào đều bị đem về làm đồ lưu niệm. Sổ tay, hộp diêm, chăn, gối, đồ dùng bằng bạc, khăn ăn, ly thủy tinh có dấu của tổng thống”, DeFrank nói.

Sau chuyến bay cuối cùng, các cựu tổng thống trở về cuộc sống thường dân. Ford bay tới Monterey để chơi golf. Clinton về sống trong dinh thự mới tại Chappaqua, New York.

Carter về đến Georgia trong sự chào mừng của hàng nghìn người dân tại đây. Theo đề nghị của Reagan, ông bay tới Đức để chào đón các con tin từ Iran trở về vài ngày sau đó.

Ngay khi đáp xuống sân bay, Reagan tham dự một sự kiện công cộng. Ông được một đoàn rước nhỏ hộ tống như một vinh dự cuối cùng.

Chuyến đi cuối cùng của Tổng thống Obama

Ông Obama sẽ có chuyến bay cuối cùng trên chuyên cơ của tổng thống vào ngày 20/1 (theo giờ Washington), ngày nhậm chức của tổng thống đắc cử Donald Trump.

Không giống gia đình cựu tổng thống Bush, những người đã trở về trang trại tại Texas sau lễ nhậm chức, nhà Obama có thể sẽ đi nghỉ mát trước khi về sống tại ngôi nhà họ đã thuê ở thủ đô Washington.

Theo Zing
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.