Dân Ấn Độ sống cùng thông tin giả mạo trên mạng xã hội

(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều thường lệ như bao ngày khác, khi những cơn mưa đang tạt vào cửa sổ các văn phòng làm việc ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, nhiều nhân viên nhận được một đoạn thông điệp về cơn siêu bão Phyan sắp đổ bộ.
Hàng triệu người dân Ấn Độ là nạn nhân của thông tin giả trên mạng xã hội. (Nguồn: Bloomberg)
Hàng triệu người dân Ấn Độ là nạn nhân của thông tin giả trên mạng xã hội. (Nguồn: Bloomberg)

Nhân viên tại Little Black Book, một công ty hướng dẫn thành phố trực tuyến, bắt đầu hoảng loạn. Một số về nhà sớm sau khi nhận được tin nhắn trên di động rằng các tuyến đường sẽ đóng cửa sớm vì siêu bão. Nhiều người khác chuyển tin nhắn này cho người thân đang sống trên đường đi của bão Phyan.

Jayati Bhola, một nhân viên 24 tuổi thuộc Little Black Book, đang tổ chức một chương trình âm nhạc từ thiện vào buổi chiều hôm đó tỏ ra hết sức lo lắng vì buổi nhạc sẽ không có khách tới dự. Cô nhanh chóng xem dự báo thời tiết trên Internet và ngã ngửa ra rằng siêu bão Phyan chỉ là một tin đồn thất thiệt.

Siêu bão Phyan chưa từng đổ bộ vào Mumbai vào chiều hôm đó, ngày 20-9 vừa qua. Thực tế, nó đã xảy ra từ 8 năm trước ở vị trí cách đó 1.400 dặm, tức ở Sri Lanka.

Dân Ấn Độ sống cùng thông tin giả mạo trên mạng xã hội ảnh 1Cơ quan chức năng "đau đầu" với tin tặc sai sự thật

"Tin giả về trận siêu bão này đã tồn tại trong suốt nhiều năm liền" - Pankaj Jain, người sáng lập một website kiểm tra thực tế chuyên dập tắt những tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội ở Ấn Độ, cho hay.

Trong khi thông tin giả ở nước Mỹ được cho là đã góp phần tạo nên chiến thắng của Tổng thống Donald Trump trong kỳ bầu cử năm ngoái, thì ở Ấn Độ, một quốc gia có 355 triệu người sử dụng Internet, các câu chuyện về tin giả đã trở thành một phần của cuộc sống thường nhật: Các thông tin giả thổi phồng thảm họa thiên nhiên, xúi giục bạo lực và tôn giáo, thậm chí gây ảnh hưởng tới ngành y tế...

"Người ta sẵn sàng tin vào mọi thứ mà họ tìm thấy trên Internet" - ông Jain nói.

Hồi tuần trước, nhiều tờ báo ở Mumbai còn đăng quảng cáo toàn trang cho Facebook, trong đó giải thích về cách thức phát hiện thông tin giả. Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Rajnath Singh thậm chí còn có bài phát biểu trước các lực lượng biên giới ở New Delhi, khuyên họ không nên tin vào mọi thứ trên mạng xã hội.

Phần lớn thông tin giả ở Ấn Độ được lan truyền thông qua WhatsApp, một ứng dụng nhắn tin phổ biến.

Hồi tháng 11 năm ngoái, ngay sau khi chính phủ tuyên bố về tiến trình cải cách tiền tệ, một đoạn tin nhắn đã lan tràn trong đó nói rằng tờ tiền giấy mệnh giá 2.000 Rupee mới phát hành có gắn một chip điện tử công nghệ nano có khả năng định vị toàn cầu. Một thông tin giả khác còn nói về tình trạng thiếu muối ở Ấn Độ, khiến người dân ở nhiều bang đổ xô đi tích trữ muối.

Rất nhiều thông tin giả đã dẫn đến tình trạng bạo lực. Hồi tháng 5 vừa qua, tin đồn về những kẻ bắt cóc trẻ em tại một ngôi làng đã khiến 7 người chết uổng. Tháng 8, tin đồn về một băng đảng theo tôn giáo huyền bí chuyên làm hại phụ nữ ở miền Bắc Ấn Độ đã gây ra tình trạng hoảng loạn.

Một số thông tin giả còn khuấy động căng thẳng tôn giáo ở Ấn Độ. Trong tuần trước, một số bức ảnh được cho là có cảnh "những kẻ khủng bố Hồi giáo người Rohingya" ở Myanmar tấn công người Hindu lan tràn trên mạng xã hội Ấn Độ, dấy lên sự thù hận trong cộng đồng người Hindu ở nước này.

Sự lan tràn của thông tin giả ở Ấn Độ đã dẫn tới việc một ngành công nghiệp mới được thành lập, chuyên xác thực thông tin trên Internet. Pratik Sinha là một cựu kỹ sư phần mềm, người đã thành lập website xác thực Altnews.in.

"Số lượng thông tin giả lớn đến nỗi chúng tôi không thể đạt được chất lượng cần thiết đối với công việc xác thực của mình" - ông Sinha nói - "Chúng tôi chỉ muốn tập trung vào chất lượng".

Những người xác thực thông tin thường đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau - một số là nhà báo, phóng viên, số khác là kỹ sư máy tính, một số chỉ là thường dân...

Asavari Sharma, một thường dân ở Mumbai, là một trong số những người lan truyền các bức ảnh liên quan tới siêu bão Phyan trên Facebook. Cô còn viết dòng bình luận rằng "Siêu bão Phyan đang đổ bộ: Hy vọng tất cả những người trong danh sách bạn bè của tôi được an toàn".

"Thực ra tôi không bao giờ tin vào dự báo thời tiết bởi có lúc chúng chả bao giờ xảy ra" - Sharma nói - "Nhưng lần này tôi thấy họ đăng cả một số bức ảnh chụp vệ tinh nên tôi đăng tải trên Facebook của mình".

Đến chiều hôm đó, tin đồn về siêu bão Phyan đã đến tai chính quyền. Cơ quan Kiểm soát Thảm họa của Mumbai đã đăng trên Twitter: "Không hề có cảnh báo siêu bão nào ở Mumbai. Người dân được khuyến cáo không nên lan truyền tin đồn thất thiệt".

TIN LIÊN QUAN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.