Điểm mặt những quốc gia hào phóng nhất thế giới năm 2016

(Ngày Nay) - Đến hẹn lại lên, cứ mỗi đầu năm mới hãng nghiên cứu Gallup của Mỹ lại công bố danh sách các quốc gia hào phóng nhất thế giới, nơi mà người ta sẵn lòng giúp đỡ ngay cả những người lạ. Và những cử chỉ đó không đơn thuần chỉ là một nghĩa cử đẹp mà đằng sau nó là nhiều yếu tố văn hóa khác nhau.
Người dân Myanmar đứng đầu danh sách các quốc gia hào phóng nhất thế giới
Người dân Myanmar đứng đầu danh sách các quốc gia hào phóng nhất thế giới

Trên thực tế, theo công ty nghiên cứu Gallup, sự sẵn lòng giúp đỡ người khác thể hiện rõ các yếu tố kinh tế phát triển của một quốc gia, bao gồm GDP và tỷ lệ thất nghiệp dài hạn cũng như hàng loạt các lợi ích khác giúp thúc đẩy sự giàu có của cộng đồng người dân của một nước.

Để đưa ra danh sách các quốc gia hào phóng nhất, Gallup đã tổ chức thăm dò trên 145.000 người tại hơn 140 quốc gia trên thế giới, đưa ra câu hỏi rằng trong năm 2016 họ có từng quyên góp tiền cho một tổ chức từ thiện, tham gia tình nguyện cho một tổ chức hay giúp đỡ một người lạ hay không…

Kểt quả sau đó được tập hợp trong một báo cáo duy nhất, sau đó được tính theo tỷ lệ để bao phủ toàn thế giới - hiện có tổng dân số 7,4 tỷ người - và đi đến kết luận cuối cùng rằng, trung bình mỗi tháng, có 1,4 tỷ người quyên góp tiền cho từ thiện, gần 1 tỷ người tham gia tình nguyện và 2,2 tỷ người giúp đỡ người lạ.

Tuy nhiên, mỗi quốc gia trên thế giới lại có tỷ lệ khác nhau, và động cơ đằng sau những nghĩa cử đẹp ấy cũng rất khác biệt.

Myanmar
Phần lớn người dân ở quốc gia Đông Nam Á này đều trả lời “có” với mỗi câu hỏi họ nhận được về việc có cho đi để giúp đỡ người khác hay không, điều giúp nước này trở thành quốc gia hào phóng nhất trên thế giới.

Truyền thống gắn liền với Phật giáo góp phần lớn trong việc hình thành thói quen từ thiện của người dân Myanmar. Tiến sỹ Hninzi Thet, sinh sống tại Yangon, đã lý giải rất kỹ về ảnh hưởng của đạo Phật đối với tâm lý người dân nước này.

“Mọi cử chỉ đẹp đều sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống tiếp theo của họ, và họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn” - bà Thet nói - “Ví dụ, trong ngày sinh của một đứa trẻ, gia đình họ thường biếu đồ ăn cho các tăng lữ. Hành động đó sẽ giúp họ nhận được một công ích”.

Bà Thet cho hay các khoản tiền từ thiện hay thực phẩm phát đi phần lớn đều dành cho giới tăng lữ và chùa chiền. Nhưng gần đây, người dân Myanmar bắt đầu làm từ thiện bằng cách giúp đỡ trẻ em cơ nhỡ một cách có tổ chức, sau khi học thêm được văn hóa cho nhận của phương Tây.

Trong thời kỳ chính trị ổn định và cuộc tổng tuyển cử đã được tổ chức trong những năm gần đây, rất nhiều người nước ngoài đã đổ tới Burman. Không chỉ xếp đầu bẳng trong danh sách các nước hào phóng, đất nước này mới đây còn được mệnh danh là quốc gia thân thiện nhất thế giới trong nghiên cứu InterNations Expat Insider, trong đó 95% người dân nói rằng họ chào đón người nước ngoài.

Mỹ
Khác với Myanmar, người dân Mỹ có nhiều cách rất đa dạng để cho đi mà không phụ thuộc nhiều vào yếu tố tôn giáo, và họ đứng ở vị trí số 2 trong danh sách các quốc gia hào phóng nhất của Gallup.

Văn hóa từ thiện của nước Mỹ hết sức đa dạng, và điều này phụ thuộc rất lớn vào từng khu vực: Đô thị, nông thôn và cận đô.

Bà Naomi Hattaway, đến từ bang Nebraska và là Chủ tịch của tổ chức văn hóa quốc tế “I Am Triangle” chuyên giúp đỡ những người sinh sống tại nước ngoài, là người đã rất quen với các hoạt động từ thiện ở Mỹ.

“Có rất nhiều các tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận ở Washington DC, nhưng nếu đi xa hơn tới các vùng ngoại ô của nó, tôi thường nghe người dân nói rằng họ không biết làm thế nào để tham gia tình nguyện, làm thế nào để giúp đỡ người khác” - bà Hattaway nói.

Thế nhưng ở một thị trấn nhỏ có tên Lucketts, bang Virginia, bà phát hiện ra có một tinh thần cho đi, nhân ái và từ thiện chưa từng thấy khi các hoạt động nghĩa cử dường như là “bắt buộc” đối với phần lớn người dân. Khi ai đó chia sẻ về một vấn đề cần giúp đỡ, tất cả người dân đều tham gia hỗ trợ. Trong các buổi gây quỹ từ thiện, tất cả người dân trong làng đều tham gia mà không cần mảy may suy tính.

Khi tìm hiểu kỹ hơn, bà Hattaway mới phát hiện ra rằng đó là một truyền thống đã truyền qua nhiều thế hệ ở ngôi làng Lucketts.

“Cả bên nhà nội và nhà ngoại, ông bà tôi luôn cho đi, cho đi và cho đi. Họ không bao giờ phàn nàn về điều đó. Họ thường kể với tôi về việc tổ chức các buổi phát súp miễn phí trong suốt nhiều năm liền lúc mà cuộc Đại suy thoái diễn ra, và cả trong Thế chiến I, Thế chiến II” - Zoe Helene, một người dân trong làng, cho hay.

Trong khi những người dân bản địa ở Mỹ luôn cảm thấy họ có thể và nên làm từ thiện nhiều hơn, những người nhập cư lại càng cảm thấy sự hào phóng ở quốc gia này.

“Là một công dân Australia sinh sống ở Mỹ, tôi nhận thấy sự hào phóng đến phi thường của người dân nước này”, Jim Dailakis, đến từ Perth, nói; “Sống ở thành phố New York trong sự kiện ngày 11-9, tôi đã được chứng kiến sự hào phóng và tốt bụng của người dân. Điều này tuy nhiên không khiến tôi bất ngờ. Tôi cảm thấy người dân New York là những người thân thiện nhất thế giới”.

Australia

Đảm bảo cho tất cả mọi người đều có cơ hội thành công ngang bằng nhau luôn là một phẫn cốt lõi trong nền văn hóa đặc trưng của Australia.

“Là một quốc gia trẻ, một lục địa riêng biệt với dân số ít, chúng tôi rất tự hào về khả năng nỗ lực của đất nước. Những người thành công trong sự nghiệp luôn nhận được sự tôn trọng trong khi những người khác rất khiêm nhường” - Erik Stuebe, Giám đốc điều hãng tổ chức InterContinental Melbourne The Rialto, cho hay.

Điểm mặt những quốc gia hào phóng nhất thế giới năm 2016 ảnh 1Australia là một trong những quốc gia quyên góp nhiều nhất cho các sự kiện thảm họa trên thế giới (ABC)

Melbourne trong số đó là thành phố có tinh thần sống cộng đồng đặc biệt cao, và thường tổ chức nhiều sự kiện quyên góp hàng triệu USD cho các khu vực trong nước và thế giới. Một số tổ chức còn vươn xa hơn, như Tổ chức Movember, thành lập năm 2003 và giờ đang khuyến khích đàn ông trên toàn thế giới nuôi râu trong tháng 11 để quyên góp tiền cải thiện sức khỏe đàn ông.

Các cuộc khủng hoảng cũng là nhân tố khiến cho người dân Australia có nhiều cử chỉ đẹp hơn.

“Khi trận sóng thần tấn công Indonesia năm 2004, Australia đã quyên góp tới 42 triệu USD” - ông Stuebe nói - “Thời điểm đó, dân số của đất nước chúng tôi là chưa đầy 20 triệu người”.

Một lần nữa trong năm 2009, khi các đám cháy rừng cướp đi nhiều sinh mạng và nhà cửa, người dân nước này một lần nữa lại đứng lên. “Người dân Melbourne đã đi quyên góp rất rất nhiều vào thời điểm đó, tiền bạc, quần áo, thời gian, nhà ở và các thông điệp ủng hộ” - ông Stuebe nói.

Người dân Australia cũng đặc biệt tự hào về lòng tin xã hội và đảm bảo an ninh, được bảo vệ bởi các bộ luật kiểm soát súng đạn chặt chẽ, các khoản hỗ trợ thất nghiệp cao và chăm sóc sức khỏe công tốt… khiến họ cảm thấy an toàn.

New Zealand

Là người dân của một quốc đảo nhỏ và phần lớn đất nước này đều là khu vực nông thôn, xứ Kiwi từ lâu đã có truyền thống chăm lo cho những người hàng xóm của mình.

Điểm mặt những quốc gia hào phóng nhất thế giới năm 2016 ảnh 2Sự kiện “Great Kids Can Santa Run” ở New Zealand

Với những người lạ tới đây, họ sẽ có cảm giác như tất cả mọi người sống trong cùng một vùng đều biết nhau và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Lý do giải thích cho truyền thống này có thể là do đặc tính cộng đồng mạnh mẽ của người dân nước này.

Thành phố Wellington cũng là nơi khởi xướng các phong trào như The Free Store, khi các nhà hàng và tiệm bánh tham gia quyên góp thực phẩm mà họ không bán hết trong ngày, và người dân có thể đến lấy thực phẩm miễn phí tại đây nếu cần thiết. Tháng 12/2016, 18 địa điểm trên khắp New Zealand tổ chức một sự kiện có tên “Great Kids Can Santa Run”, trong đó người dân tham gia sẽ hóa trang thành ông già Noel để đi phát quà cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Vụ động đất ở Christchurch hồi năm 2011, khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương, cũng làm dấy lên tinh thần tương thân tương ái của người dân nước này.

5 năm sau thảm họa động đất, dường như thành phố này vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi. Nhưng trên các tuyến đường, chính quyền vẫn treo rất nhiều biển khẩu hiệu ghi “All Right” để nhắc nhở cho người dân cần phải luôn giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn.

Những người dân ở New Zealand còn có thể bỏ nhiều thời gian để thăm thú rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng cho họ. Là một hòn đảo nhỏ với dân số khá ít ỏi, rất dễ để tìm thấy các bãi biển vắng lặng.

Sri Lanka

Cũng giống như Myanmar, việc cho đi ở Sri Lanka lấy nguồn cảm hứng rất lớn từ tôn giáo.

Điểm mặt những quốc gia hào phóng nhất thế giới năm 2016 ảnh 3Một sự kiện hỗ trợ trẻ em bị bệnh thận tổ chức ở Sri Lanka (Pinterst)

“Phần lớn người dân ở đây là tín đồ đạo Phật và Hindu, và cả hai tôn giáo này đều khuyến khích việc làm từ thiện và chia sẻ với người khác” - ông Mahinthan So, một người dân sinh sống tại thủ đô Colombo, cho hay.

Minh chứng rõ nhất cho sự hào phóng của người dân nước này là ở thành phố cực Nam Matara.

“Có một câu nói ở Sri Lanka rằng “Dù bạn có đi đâu thì lúc cần thiết, bạn vẫn luôn tìm thấy một người bạn ở Marata và họ sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn”” - ông Supun Budhajeewa, đến từ thành phố Marata, cho hay.

Từ các cuộc hiến máu nhân đạo cho tới làm từ thiện tại các trường học, luôn luôn có rất nhiều sự kiện được tổ chức tại Marata để khuyến khích lòng hướng thiện của con người. Có rất nhiều tổ chức và khu dân cư trong thành phố này thường xuyên thiết lập các Dansel - hay các quầy thực phẩm miền phí - trong các dịp đặc biệt như ngày lễ, các ngày nghỉ hàng tháng…

Những ngày nghỉ lễ cũng là thời điểm mà người dân tổ chức sự kiện Shramadhanas - hay góp sức làm chung, trong đó người dân cùng nhau dọn sạch đường phố, làm tình nguyện viên trong bệnh viện và xây dựng nhà ở cho người vô gia cư.

Ngoài những con người thân thiện và luôn giang tay giúp đỡ người khác, Sri Lanka còn nổi tiếng vì có nền ẩm thực đa dạng. Chịu ảnh hưởng từ Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Ấn Độ và các thương nhân Ba Tư; các món ăn ở nước này có rất nhiều hương liệu và gia vị, và tâm điểm thường là gạo và cà ri. Châu chấu, bánh kếp làm từ trứng, mật ong và sữa…là một trong số các món ăn rất phổ biến; ngoài ra nước này còn có loại trà nổi tiếng toàn thế giới - trà Ceylon.

Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
(Ngày Nay) - Các công tố viên New York khẳng định cựu Tổng thống Donald Trump đã phạm luật và gây ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che đậy hành vi mua dâm với một diễn viên khiêu dâm, trong khi luật sư bào chữa tuyên bố ông Trump vô tội.
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
(Ngày Nay) - Hội nghị Nhà báo thế giới 2024 do Hội Nhà báo Hàn Quốc tổ chức với chủ đề "Vai trò của truyền thông trong đưa tin về chiến tranh và Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và tương lai của báo chí" diễn ra tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) từ ngày 22-26/4. Hội nghị năm nay có sự tham dự của 52 nhà báo đến từ 47 quốc gia trên thế giới.
Mỹ và Hàn Quốc thảo luận chi phí đồn trú
Mỹ và Hàn Quốc thảo luận chi phí đồn trú
(Ngày Nay) - Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc sẽ gặp nhau tại Hawaii trong tuần này để đàm phán về việc chia sẻ chi phí đồn trú của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc. Chính quyền Washington đang tìm kiếm "một kết quả công bằng và bình đẳng" nhằm củng cố liên minh với Seoul.