F-22 của Mỹ sẽ 'nuốt chửng' HQ-9 của Trung Quốc ở Hoàng Sa

Thời gian phản ứng của tên lửa HQ-9 mà Trung Quốc triển khai ở Hoàng Sa là quá chậm chạp đối với một tiêm kích tốc độ cao như F-22 của Mỹ.
F-22 của Mỹ sẽ 'nuốt chửng' HQ-9 của Trung Quốc ở Hoàng Sa

Những ngày qua Trung Quốc lại tiếp tục khiến tình hình Biển Đông gây ra nhiều căng thẳng lo ngại khi triển khai hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Điều này được coi như một bước đi thách thức của Trung Quốc trong việc phô diễn sức mạnh trên Biển Đông. Trong thời gian sắp tới rất có thể Mỹ sẽ cứng rắn hơn trước những động thái gây căng thẳng từ phía Bắc Kinh.

Dựa trên những hình ảnh vệ tinh trước đó, các chuyên gia xác định có hai khẩu đội với 8 bệ phóng tên lửa phòng không cùng một hệ thống radar đã được triển khai trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông

Một lữ đoàn tiêu chuẩn thường thấy của HQ-9 bao gồm 6 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 1 xe chỉ huy, 1 xe radar hướng dẫn bắn, 8 xe dàn phóng (loại 4 ống phóng/xe), theo dõi mục tiêu ở xa 300 km, bắn xa 200 km.

F-22 của Mỹ sẽ 'nuốt chửng' HQ-9 của Trung Quốc ở Hoàng Sa ảnh 1

Tên lửa HQ-9 của Trung Quốc.

Như vậy 1 tiểu đoàn HQ-9 có 32 tên lửa sẵn sàng tham chiến, và có thể bắn cùng lúc 8 tên lửa. Hệ thống của HQ-9 có thể theo dõi 100 mục tiêu, tự động xác định mục tiêu đáng đe doạ và ưu tiên bắn 6 mục tiêu. Từ lúc radar khoá mục tiêu đến lúc bắn chỉ mất 12 - 15 giây.

Đạn tên lửa HQ-9 có chiều dài 6,8 mét, trọng lượng 1,3 tấn, đầu đạn nặng 180kg. Đạn tên lửa được trang bị ngòi nổ vô tuyến cận đích được kích hoạt khi đạn cách mục tiêu 5 km, bán kính diệt mục tiêu của đạn là 35m. Tầm bắn của tên lửa được cho là 150-200km.

Việc bố trí HQ-9 ở Phú Lâm được xem là mối đe doạ với máy bay tuần biển và săn ngầm P8-A Poseidon của Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên nếu có khả năng xảy ra chiến sự trên Biển Đông, HQ-9 chưa hẳn đã khiến cho Mỹ phải e ngại thực sự bởi nước này đang có trong tay vũ khi khắc tinh là tiêm kích F-22 Raptor, loại máy bay tàng hình tối tân đang được Lầu Năm Góc triển khai trong thời gian gần đây ở châu Á nhằm dằn mặt Triều Tiên.

Chiếc F-22 đầu tiên được ra đời vào tháng 4/1997 được đặt tên là Raptor. F-22 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng M61A2 có chứa 480 viên đạn dự trữ phía bên cánh phải.

F-22 của Mỹ sẽ 'nuốt chửng' HQ-9 của Trung Quốc ở Hoàng Sa ảnh 2

Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ.

F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở được nằm trong thân. Ngoài ra nó cũng có bốn mấu cứng ở cánh, thường chỉ để gắn thùng dầu phụ trong những phi vụ bay tuần tiễu, tuy nhiên cũng có thể gắn tên lửa.

Vũ khí mang theo của F-22 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 90 km) và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder ở hai khoang cạnh thân.

Để tấn công mặt đất, bốn tên lửa AIM-120C ở khoảng giữa thân sẽ được thay bằng hai bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg

Radar AN/APG-77 của F-22 chứa 2.000 thiết bị truyền dẫn tín hiệu, cho phép phát sóng với tần số thay đổi trên một dải băng thông rộng, giúp F-22 tránh được việc bị phát hiện bởi những dàn radar của đối phương.

Ngoài ra, F-22 còn trang bị thiết bị dẫn đường bằng laser và hệ thống GPS cùng cảm biến hạ cánh hiện đại.

F-22 của Mỹ sẽ 'nuốt chửng' HQ-9 của Trung Quốc ở Hoàng Sa ảnh 3

Với thế hệ thứ 5, F-22 Raptor đã trở thành máy bay chiến đấu chiến thuật tiên tiến nhất từ trước đến nay của Mỹ khi được tích hợp hàng loạt các công nghệ mới như kết cầu bằng vật liệu hợp kim và composite, hệ thống điều khiển bay điện tử tinh vi, hệ thống động cơ mạnh, khả năng bị phát hiện thấp, kỹ thuật tàng hình nâng cao.

Đây được coi là lựa chọn tốt nhất của Mỹ để đối phó HQ-9 nhờ ưu thế vượt trội trên bầu trời và khả năng tác chiến rất linh hoạt.

Những minh chứng ở chiến trường Iraq và Syria đã đưa lại những hiệu quả rõ rệt nhất về uy lực của F-22. Với hệ thống cảm biến nhạy bén, tiêm kích tàng hình này đã được sử dụng để thực hiện vai trò trinh sát, thậm chí là chỉ huy và kiểm soát trên chiến trường.

Với ưu thế tàng hình và tốc độ bay phía trước mở đường, F-22 sẽ dễ dàng tung đòn phủ đầu tiêu diệt các máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa phòng không tối tân của đối phương.

F-22 sẽ phối hợp cùng với máy bay ném bom B-2 đằng sau sẽ tiếp tục hỗ trợ phá hủy các mối đe dọa khác như các bệ phóng tên lửa Scud, kho vũ khí hóa học, hệ thống phòng thủ bờ biển và phòng không.

Trong thời gian gần đây, các chuyên gia quân sự thường nhắc nhiều đến phi đội tiêm kích F-22 được Mỹ cử tới Hàn Quốc sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo.

F-22 của Mỹ sẽ 'nuốt chửng' HQ-9 của Trung Quốc ở Hoàng Sa ảnh 4

Đây là các máy bay được ưu tiên nâng cấp trang bị mới nhất theo chương trình Increment 3.2A nhằm cải tiến vũ khí tác chiến đối đất khiến cho năng lực của tiêm kích tàng hình này đã trở nên vượt trội.

Theo gói nâng cấp mới, F-22 đã được cải tiến về bản đồ radar khẩu độ tổng hợp, khả năng định vị địa lý và Bom Đường kính nhỏ.

F-22 Raptor với các tên lửa tầm nhiệt AIM-9X Sidewinder và AIM-120D AMRAAM cùng hệ thống tránh va chạm mặt đất tự động sẽ trở thành đối thủ khó chịu nhất đối với các hệ thống tên lửa đất đối không như HQ-9

Nhờ năng lực định vị địa lý và hệ thống radar khẩu độ tổng hợp, F-22 có thể xác định vị trí chính xác của các hệ thống phòng không di động như HQ-9 và tấn công chúng từ khoảng cách tương đối an toàn nhờ sự kết hợp giữa công nghệ tàng hình và hành trình siêu thanh.

Ngoài ra F-22 có thể duy trì tốc độ March 1,8+ có thể tiến đủ gần tới vị trí HQ-9 để ném bom SBD nặng 113 kg hay bom thông minh JDAM nặng 453 kg trước khi radar đối phương phát hiện.

Mặc dù là hệ thống tên lửa đối đất hiện đại của Trung Quốc nhưng HQ-9 thực tế vẫn chỉ là phiên bản sao chép từ hệ thống S-300 của Nga và sử dụng công nghệ của tên lửa Patriot của Mỹ trong hệ thống điều khiển.

Đối với những máy bay tối tân như F-22 của Mỹ, radar trinh sát dò tìm của HQ-9 là chưa đủ khả năng để có thể kịp thời phát hiện.

Thời gian phản ứng của HQ-9 từ 12 đến 15 giây sau khi phát hiện mục tiêu là quá chậm chạp đối với đòn tấn công kết liễu của một tiêm kích tốc độ cao như F-22.

HQ-9 được Trung Quốc triển khai trên đảo Phú Lâm là một sự thách thức của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực cũng như một lời cảnh báo đối với máy bay tuần biển của Mỹ. Mặc dù vậy, với sự xuất hiện của tiêm kích F-22 Raptor trên bầu trời, Biển Đông không hề dễ dàng để cho Trung Quốc thắng thế.

J.K

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.