Giải mã lời nguyền chết chóc kinh hoàng của Pharaoh

“Lời nguyền của Pharaoh,” hay còn được biết đến với tên gọi “lời nguyền của vua Tutankhamun” là một trong những lời nguyền nổi tiếng nhất thế giới.
Giải mã lời nguyền chết chóc kinh hoàng của Pharaoh

Kể từ khi hầm mộ của vị vua này được phát hiện tại Thung lũng các vị vua (Ai Cập), những câu chuyện xoay quanh những người phải đối mặt với lời nguyền khủng khiếp vì dám quấy rối nơi yên nghỉ của nhà vua đã trở nên vô cùng hấp dẫn.

Những cái chết bí ẩn

Không kịch tính như việc xác ướp sống dậy trả thù như các bộ phim miêu tả, song nhiều người tin rằng những người có mặt khi hầm mộ được phát hiện đều nhanh chóng trở thành nạn nhân của lời nguyền với những cái chết không rõ lý do.

Huyền thoại này thu hút nhiều sự chú ý bởi sự thật là một số người liên quan đến việc tìm ra hầm mộ đã qua đời không lâu sau khi hầm mộ được khai quật.

Giải mã lời nguyền chết chóc kinh hoàng của Pharaoh - anh 1

Hầm mộ của Pharaoh

Cái chết đầu tiên được cho là do lời nguyền là của George Edward Stanhope Molyneux Herbert, bá tước đệ ngũ của Carnarvon. Ông là một quý tộc người Anh cũng là một nhà Ai Cập học nghiệp dư, người đã tài trợ cho công cuộc tìm kiếm.

Tutankhamun (khoảng 1341-1323 trước công nguyên) là vị vua tại vương triều thứ 18 của ai cập cổ đại (ông cai trị vương triều từ 1341 – 1323 trước công nguyên), trong suốt lịch sử Ai Cập cổ đại vương triều 18 được biết đến như là một "vương triều mới".

Tên chính của ông là Tutankhaten, cái tên này có nghĩa là "Bức tranh sống của Aten", trong khi Tutankhamun có nghĩa là "Bức tranh sống của Amun".

Tutankhamun qua đời một cách bí ẩn vào khoảng năm 1325 TCN, khi ở độ tuổi 18 hoặc 19. Cái chết sớm của vua Tut là một điều bí ẩn thách thức các nhà khoa học nhất.

Cái chết của ông ngày 25/3/1923, chỉ một năm sau khi hầm mộ được khai quật, được tin là một bí ẩn, nhưng sự thật là sức khỏe của ông đã khá yếu trước khi tới Cairo, và ông qua đời bởi một lý do rất thực tế: bệnh truyền nhiễm do muỗi.

Có rất nhiều người liên quan bằng nhiều cách khác nhau tới sự kiện khám phá hầm mộ của Tutankhamun, từ những người bảo vệ tới các nhà khảo cổ học, và cái chết của một số trong những người này chỉ là ngẫu nhiên.

Trong cuốn sách của mình, tác giả James Randi đã viết rằng: “Những người được cho là phải chịu lời nguyền cổ xưa này đã sống tới hơn 23 năm sau khi lời nguyền đáng ra phải có tác dụng. Con gái của Carnarvon qua đời năm 1980, đúng 57 năm sau đó. Howard Carter, người đã tìm ra hầm mộ và tự tay mở quách, cũng như đưa xác ướp của Tutankhamun ra khỏi quan tài sống tới năm 1939, tức là tận 16 năm sau.”

Giải mã lời nguyền chết chóc kinh hoàng của Pharaoh - anh 2

Howard Carter và một trợ lý người Ai Cập kiểm tra quan tài của Tutankhamun

Không chỉ Carter sống tới năm 64 tuổi trước khi qua đời do bênh ung thư, trung sỹ Richard Adamson, một thành viên trong nhóm khảo cổ của Carter, người bảo vệ phòng đặt quan tài trong 7 năm và là người châu Âu tiếp cận gần nhất với xác ướp của Tutankhamun cũng sống tới 60 năm sau trước khi qua đời năm 1982.

“Tuổi trung bình khi qua đời của những người trong nhóm khảo cổ là khoảng hơn 73 tuổi, hơn hẳn so với những người cùng tầng lớp sống cùng thời khoảng 1 năm. Lời nguyền của Pharaoh có vẻ đã mang lại lợi ích cho họ,” Randi viết.

'Lời nguyền Pharaoh' là chất độc trong mộ?

Trong những năm gần đây, một giả thuyết khoa học về cái chết của Carnarvon đã được đưa ra. Phải chăng ông bị chết do tiếp xúc với những mầm bệnh độc hại từ hầm mộ bị đóng kín lâu ngày? Phải chăng chúng đã thử thách quá nhiều hệ miễn dịch của ông, vốn đã bị suy yếu do một căn bệnh kinh niên mà ông mắc phải trước khi tới Ai Cập.

Các nghiên cứu gần đây trong phòng thí nghiệm đã tiết lộ rằng một vài xác ướp cổ đại quả thực bị mốc, trong đó chứa ít nhất hai loài nguy hiểm tiềm năng - Aspergillus niger và Aspergillus flavus. Những loại nấm mốc này có thể gây ra phản ứng dị ứng nhiều cấp độ, từ sung huyết đến chảy máu phổi. Chúng đặc biệt nguy hiểm đối với những người vốn có hệ miễn dịch kém. Một vài bức tường mộ có thể bị bao phủ bằng loại vi khuẩn phá hoại hệ hô hấp như Pseudomonas và Staphylococcus.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy khí ammoniac, formaldehyde và H2S bên trong quách bịt kín. Ở nồng độ cao, chúng có thể gây bỏng mắt và mũi, làm xuất hiện các triệu chứng giống như viêm phổi và trong những trường hợp nặng, có thể gây chết người.

Giải mã lời nguyền chết chóc kinh hoàng của Pharaoh - anh 3

Cái đầu của pharaoh Tutankhamun trước khi được đưa vào máy chụp cắt lớp

Dơi trú ngụ trong nhiều ngôi mộ đã bị khai quật và phân của chúng mang theo những loại nấm có thể gây bệnh về đường hô hấp giống như bệnh cúm. Trong những điều kiện phù hợp, các tác nhân này có thể đủ độc lực để giết người.

Tuy nhiên, các chuyên gia từng điều tra cái chết của Carnarvon tin rằng chất độc trong hầm mộ không liên quan đến cái chết của ông. Ông già Carnarvon từng bị ốm kinh niên trước khi đặt chân vào nơi yên nghỉ của vị hoàng đế. Thêm nữa, ông tử vong vài tháng sau lần tiếp xúc đầu tiên với ngôi mộ. Nếu ông đã tiếp xúc với các tác nhân sinh học ở đó, chúng sẽ phác tác sớm hơn.

Các nghiên cứu gần đây trong phòng thí nghiệm đã tiết lộ rằng một vài xác ướp cổ đại quả thực bị mốc, trong đó chứa ít nhất hai loài nguy hiểm tiềm năng - Aspergillus nigerAspergillus flavus. Những loại nấm mốc này có thể gây ra phản ứng dị ứng nhiều cấp độ, từ sung huyết đến chảy máu phổi. Chúng đặc biệt nguy hiểm đối với những người vốn có hệ miễn dịch kém. Một vài bức tường mộ có thể bị bao phủ bằng loại vi khuẩn phá hoại hệ hô hấp như PseudomonasStaphylococcus.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy khí ammoniac, formaldehyde và H2S bên trong quách bịt kín. Ở nồng độ cao, chúng có thể gây bỏng mắt và mũi, làm xuất hiện các triệu chứng giống như viêm phổi và trong những trường hợp nặng, có thể gây chết người.

Vậy những lời đồn đại về lời nguyền bắt nguồn từ đâu?

Theo Randi: “Khi hầm mộ được phát hiện và khai quật năm 1922, đó là một sự kiện khảo cổ vĩ đại. Để tránh sự theo dõi sát sao của báo giới và cũng đồng thời cho họ một khía cạnh tiếp cận, trưởng nhóm khai quật là Howard Carter đã lan truyền câu chuyện về lời nguyền sẽ ám lên bất cứ ai xâm phạm nơi an nghỉ của nhà vua.”

Carter không nghĩ ra ý tưởng về lời nguyền, nhưng ông đã lợi dụng nó để ngăn những kẻ đột nhập khỏi phát hiện lịch sử của mình. Thực tế, không chỉ hầm mộ của Tutankhamun mà hầm mộ của các thành viên hoàng tộc khác cũng có lời nguyền y hệt, và tất cả đều được khai quật mà không có gì xảy ra.

Giải mã lời nguyền chết chóc kinh hoàng của Pharaoh - anh 4

Lời nguyền của Pharaoh có thực sự tồn tại?

Howard Carter không phải người duy nhất cố ngăn những kẻ trộm mộ bằng một tai họa siêu nhiên. Một nhà văn nổi tiếng khác cũng viết một lời nguyền tương tự. “Cầu Chúa ban phước cho người không tham lam, và nguyền rủa kẻ xâm phạm đến hài cốt của ta,” đó là những gì viết trên bia mộ của William Shakespeare năm 1616.

Shakespeare là một trong số những người rất lo lắng về vấn đề trộm mộ; tại thời điểm đó cũng như rất lâu về trước, trộm mộ hết sức phổ biến. Là nhà viết kịch nổi tiếng nhất thế giới, Shakespeare đã cố để ngăn chặn sự xúc phạm lớn nhất tới danh tiếng của mình: bị những kẻ trộm quật mộ với bất cứ lý do gì, do căm ghét hay do muốn bán xác để thực hiện các thí nghiệm y học.

Bất kể Howard Carter, vua Tutankhamun hay William Shakespeare có tin vào lời nguyền hay không, điều quan trọng là những người có khả năng xâm phạm đến mộ phần tin vào điều đó. Và nó đã có hiệu quả. Đã gần một thế kỷ sau khi mộ của vua Tutankhamun được khai quật, rất nhiều người vẫn tin vào lời nguyền.

Phong Linh (T/h)

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.