Giải mã nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc chiến tranh trên thế giới

Điều gì đã xúi giục các cuộc chiến tranh xung đột liên tục xảy ra mỗi ngày bất chấp mọi biện pháp nỗ lực hòa bình đến từ các quốc gia ?
Giải mã nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc chiến tranh trên thế giới

Theo các chuyên gia nghiên cứu đã kết luận rằng bản năng sinh học của nam giới được cho là nguyên nhân gây nên hầu hết các cuộc xung đột trên thế giới.

Bản chất của đàn ông được quy định bằng tính cách nóng nảy, sốc nổi, dễ gây hấn và trở nên hung hăng đối với bất cứ ai họ cho là động chạm đến quyền lợi và mục đích của mình.

Điều này xuất phát từ bản năng sinh học của con người thuở xa xưa trong việc đấu tranh để giành quyền tiếp cận bạn tình. Còn ở hiện đại nó trở thành những cuộc chiến quy mô lớn.

Giải mã nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc chiến tranh trên thế giới ảnh 1

Đối với người phụ nữ, trách nhiệm của họ là làm mẹ, bởi vậy bản năng người phụ nữ không thích gây chiến như những người đàn ông mà thể hiện sự chăm sóc, quan tâm đến người khác nhiều hơn.

Giả thuyết này đã được các nhà khoa học đặt vấn đề trên tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society B.

Theo đó, do đặc thù tiến hóa từ động vật trở thành người, bản năng chiến đấu của người đàn ông vẫn không thay đổi và luôn ghi đậm những dấu ấn rõ nét bằng những cuộc xung đột chiến tranh xuyên suốt chiều dài lịch sử.

Ngay từ thời tiền sử với chế độ thị tộc mẫu hệ, đàn ông đã là những chiến binh bảo vệ cho người mẹ đứng đầu của mình. Về sau này, khi trở thành những vị vua, bản năng chiến đấu càng tỏ ra hung hãn hơn bằng những cuộc chiến tranh giành ngôi vị, xâm lược lãnh thổ.

Trong cuộc sống, chỉ bằng những hiềm khích nhỏ cũng có thể khiến những người đàn ông gây hấn với nhau, trong khi ở phụ nữ lại xuất hiện sự vị tha, nhún nhường nhiều hơn.

Giải mã nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc chiến tranh trên thế giới ảnh 2

Hành vi này được cho là cũng tương tự như hành vi khoanh vùng và liên tục canh gác biên giới lãnh thổ ở loài tinh tinh.

Khi ở trong một ranh giới mà bản thân mình tôn sùng, tin tưởng, người đàn ông tỏ ra bạo lực và nóng nảy hơn. Điều này có thể hợp lý trong quá khứ nhưng trong hiện tại nó lại trở thành những mâu thuẫn xung đột khó giải tỏa.

Những điều này dẫn đến kết quả là các cuộc chiến toàn diện giữa các nước, hoặc các trận ẩu đả giữa những nhóm fan cuồng của các đội bóng hoặc các xung đột sắc tộc, tôn giáo.

Trưởng nhóm nghiên cứu là giáo sư Mark van Vugt của Đại học Oxford cho biết đầu óc của người đàn ông đã được định hình theo khuynh hướng xung đột với kẻ khác để tranh giành lãnh thổ và kiếm được nhiều bạn tình hơn.

Tình trạng này cũng giống như ở tinh tinh khi chúng liên tục quan sát lãnh địa và bạn tình của mình. Khi có một con đực đến xin nhập đàn, nó sẽ phải đấu tranh với hàng loạt những con đực khác, nếu thua chúng sẽ bị đuổi đi. Còn với những con tinh tinh cái, chúng luôn được chào đón bất cứ lúc nào.

Giải mã nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc chiến tranh trên thế giới ảnh 3

Kết quả nghiên cứu năm 2008 của các chuyên gia California (Mỹ) cho thấy quá trình tiến hóa của hành động xâm lược và lòng dũng cảm của đàn ông chỉ nhằm một mục đích là tranh giành phụ nữ hoặc lãnh thổ mới.

Lịch sử cho thấy rằng những nhóm mạnh nhất được đứng đầu bởi người đàn ông đều giành được nhiều đất đai nhất và loại bỏ những nhóm yếu hơn.

Đây cũng là điều dễ hiểu khi vì sao cho đến thế kỷ 21, con người đã văn minh hiện đại hơn, cùng nhau chung sống trong hòa bình nhưng đây đó vẫn tồn tại những cuộc chiến tranh xung đột.

Đó bao gồm những cuộc chiến tranh xung đột sắc tộc tôn giáo, cạnh tranh giữa các nước về lãnh thổ, kinh tế, sự áp đặt, can thiệp nội bộ của các nước lớn vào nước nhỏ hay tham vọng bá chủ thế giới của các cường quốc.

Các nhà nghiên cứu đã đặt ra một giả thuyết thú vị đó là để thế giới có thể hòa bình thực sự chỉ có cách là đưa người phụ nữ lên làm lãnh đạo.

Mạnh Kiên

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.