Heo rừng trỗi dậy sau thảm họa hạt nhân Fukushima

Người Nhật đang đau đầu giải quyết việc số lượng heo rừng nhiễm phóng xạ tăng lên chóng mặt sau thảm họa hạt nhân Fukushima từ 5 năm trước.
Heo rừng trỗi dậy sau thảm họa hạt nhân Fukushima

Vùng phía Bắc Nhật Bản hiện đang trong tình trạng báo động do khu vực quanh nhà máy hạt nhân Fukushima đang ngập tràn lợn rừng đột biến phóng xạ.

Năm năm kể từ khi xảy ra thảm họa rò rỉ phóng xạ ở nhà máy Fukushima, số lượng heo rừng trong bán kính 20km quanh nhà máy đã tăng một cách đột biến.

Lũ heo thường tràn vào các đồng ruộng, phá hoại hoa màu. Kể từ sau khi thảm họa kép xảy ra ở đông bắc nước Nhật hôm 11/3/2011 gây nên sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, thiệt hại nông nghiệp do heo rừng gây ra tại tỉnh Fukushima lên tới 15 triệu USD, gấp đôi so với thời kỳ trước đó.

Heo rừng trỗi dậy sau thảm họa hạt nhân Fukushima ảnh 1

Theo International Business Times của Anh, “dân số” heo rừng đã tăng từ khoảng 3.000 lên tới gần 13.000 con kể từ năm 2014. Phần lớn trong số này đều bị nhiễm phóng xạ do nguồn thức ăn bị nhiễm xạ trong khu vực gần nhà máy.

Do mức độ tàn phá của heo rừng ngày càng nhiều nên người dân sống quanh nhà máy hạt nhân Fukushima đã báo cáo lên chính quyền để xử lý. Trước tình hình báo động trên, chính quyền địa phương đã tổ chức các nhóm thợ săn lớn để làm giảm bớt số cá thể heo rừng tại khu vực.

Hiện tại, ở Nhật, nhiều người dân từ khắp nơi đã đổ về khu vực quanh nhà máy hạt nhân Fukushima để săn bắt heo, sau đó đem chôn hủy. Song do số lượng heo tăng trưởng nhanh chóng, trong khi đó, diện tích đất để chôn chúng lại có hạn.

Heo rừng cũng là mối đe dọa tới an ninh công cộng, với nhiều trường hợp lợn tấn công người dân địa phương ngày càng xảy ra thường xuyên hơn.

Tại thành phố Nihonmatsu, cách nhà máy Fukushima khoảng 56km, ba ngôi mộ lớn, mỗi mộ đủ chôn 600 con heo rừng hiện đã gần chật chỗ, và thành phố cũng không còn đất dư để làm mộ. Thợ săn địa phương thậm chí đã phải mang heo về chôn tại đất của riêng họ.

Mặc dù thịt heo rừng là một món ăn “đặc sản” ở khu vực miền bắc Nhật Bản, thịt heo rừng từ Fukushima lại không hề thích hợp cho con người bởi hàm lượng cao các chất phóng xạ. Chất phóng xạ caesium-137 đã được tìm thấy trong cơ thể heo rừng với nồng độ cao hơn gấp 300 lần ngưỡng an toàn.

Heo rừng hoành hành vẫn chỉ là một phần nhỏ trong số rất nhiều những công việc mà người dân Fukushima phải thực hiện để khắc phục các vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế sau 5 năm xảy ra thảm họa sóng thần khiến ba lò phản ứng hạt nhân tại đây bị tan chảy và giải phóng các chất phóng xạ ra môi trường.

Đây được coi là thảm họa hạt nhân khủng khiếp nhất kể từ thảm họa Chernobyl năm 1986, và là thảm họa thứ hai thuộc mức phân loại cao nhất trong thang sự kiện hạt nhân quốc tế.

Vũ Minh

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.