Iran - Nền dân chủ thần quyền

(Ngày Nay) -  Trong tuần qua, một trong những sự kiện được các nhà quan sát quốc tế theo dõi sát sao nhất chính là cuộc bầu cử tổng thống ở Iran. Đây là cuộc bầu cử có tính quyết định đến tương lai của chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này, cũng như xu hướng bình thường hóa quan hệ với phương Tây đang diễn ra dưới sự lãnh đạo của đương kim tổng thống Hassan Rouhani.
Đương kim tổng thống Hassan Rouhani
Đương kim tổng thống Hassan Rouhani

Cũng có những ý kiến cho rằng đây chỉ là một cuộc bầu cử giả hiệu để bầu ra một nhà lãnh đạo giả hiệu, bởi trên thực tế tổng thống không phải vị trí quyền lực cao nhất trong hệ thống chính trị thần quyền của Iran. Tuy nhiên, sẽ là không công bằng nếu lấy đó làm lý do để phủ nhận hoàn toàn nền dân chủ, cũng như vai trò của Tổng thống ở Iran.

Nền chính trị độc đáo

Sự ra đời của một nhà nước Iran cộng hòa là kết quả của cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran lật đổ chế độ quân chủ và được đông đảo báo giới gọi là “cuộc cách mạng vĩ đại thứ ba trong lịch sử”, sau Cách mạng Pháp và Cách mạng Tháng Mười Nga.

Tuy là một nước cộng hòa, nhưng nền chính trị của đất nước này được dẫn lối bởi một bản Hiến pháp thần quyền theo luật Hồi giáo Sharia, dẫn đến một cơ cấu tổ chức chính trị và cách phân chia quyền lực độc đáo, khác biệt với các nền dân chủ khác.

Người nắm quyền lực cao nhất ở Iran là Lãnh tụ Tối cao, vị trí được một hội đồng các tăng lữ đức cao vọng trọng chỉ định, có nhiệm kỳ kéo dài suốt đời và có tiếng nói quyết định trong mọi vấn đề, từ đối nội, đối ngoại đến quân sự và an ninh quốc gia.

Iran - Nền dân chủ thần quyền ảnh 1

Tổng thống là vị trí quyền lực thấp hơn, do các cử tri bầu ra thông qua bầu cử dân chủ. Các ứng cử viên tổng thống được Hội đồng Vệ binh, một hội đồng gồm 12 nhà lập pháp có nhiệm vụ diễn giải hiến pháp, phê chuẩn sau khi xem xét nhân thân kỹ lưỡng.

Dù Lãnh tụ Tối cao có quyền hành chính trị lớn nhất, nhưng hiến pháp Iran cũng giành cho Tổng thống sự tự chủ và quyền lực đáng kể. Tổng thống là người lãnh đạo nhánh quyền lực hành pháp với những nhiệm vụ từ chỉ định và giám sát các Phó Tổng thống, bộ trưởng, thủ hiến địa phương, các đại sứ, cho đến việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch ngân sách quốc gia, ký thông qua các điều luật và ký kết các hiệp định với thực thể nước ngoài. Quan trọng hơn nữa, Tổng thống là thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao, cơ quan chịu trách nhiệm đưa ra các chính sách an ninh quốc phòng của cả đất nước.

Bởi vậy, Tổng thống Iran có một vai trò ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong việc vạch ra các chính sách đối nội và đối ngoại. Đây cũng chính là lý do các chính quyền tổng thống của Iran đã để lại những di sản kinh tế, chính trị và xã hội rất khác biệt trong lịch sử đất nước này, dù họ cùng chịu sự lãnh đạo của một Lãnh tụ Tối cao duy nhất.

Nguyên nhân ra đời

Hệ thống chính trị Iran chính là sự kết hợp của dân chủ và thần quyền. Trên thực tế, đây là một sự kết hợp hứa hẹn nhiều mâu thuẫn, khi các nhà lãnh đạo không qua bầu cử lại được nắm quyền hành cao hơn những người được lựa chọn qua bầu cử dân chủ.

Các lực lượng cách mạng tại Iran đã thành công lật đổ chế độ quân chủ vào năm 1979. Tuy nhiên, việc chia sẻ quyền lực trong chế độ mới không phải là bài toán dễ dàng đối với họ. Các lực lượng này chia ra làm ba phe phái: Phe dân tộc chủ nghĩa theo đường lối xây dựng một nhà nước cộng hòa kiểu phương Tây, phe Hồi giáo theo đường lối dân túy thần quyền và phe cộng sản khi đó có quyền lực hơn hai phe còn lại. Lãnh đạo phe Hồi giáo, cố giáo sĩ Ruhollah Khomeini, đã hợp tác với phe dân tộc chủ nghĩa để đánh bật đối thủ chung của mình.

Khi trên võ đài chính trị chỉ còn lại những nhà tôn giáo và những người dân tộc chủ nghĩa, thì một mô hình nhà nước cộng hòa theo thể chế thần quyền hoàn toàn mới đã được thiết kế trên cơ sở chia sẻ quyền lực giữa hai phe. Tuy nhiên, đây cũng không phải nhiệm vụ dễ dàng khi các nhà dân tộc chủ nghĩa muốn soạn thảo hiến pháp theo hình mẫu hiến pháp của Pháp và Bỉ, trong khi phe tôn giáo thì muốn xây dựng một bản hiến pháp trong đó cho phép giới tăng lữ có quyền cai trị trực tiếp với xã hội.

Khi hiến pháp trong quá trình soạn thảo, phe tôn giáo của cố giáo sĩ Khomeini đã tìm cách tăng cường quyền lực của mình bằng cách mở rộng khả năng chi phối phong trào cách mạng, với những chiến thuật như việc chiếm giữ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tehran. Những nỗ lực này đã mang lại thành công cho phe tôn giáo. Bản hiến pháp được đưa ra trưng cầu dân ý cuối năm 1979 đề ra những thể chế dân chủ như quốc hội và tổng thống, nhưng họ đều chịu sự kiểm soát của những cơ quan tôn giáo không qua bầu cử. Vị trí quyền lực nhất, vị trí Lãnh tụ Tối cao, đã được dành cho giáo sĩ Khomeini.

Đấu tranh phe phái

Tuy có được vị trí quyền lực cao nhất trong hệ thống chính trị Iran, nhưng phe tôn giáo có một điểm yếu: Họ luôn cần một hình tượng lãnh tụ tối cao có đủ sự mạnh mẽ, sức hút và sức thuyết phục để duy trì được ảnh hưởng và quyền lực của mình.

Khi nhà lãnh đạo cách mạng Iran Khomeini qua đời năm 1989, họ quyết định lựa chọn Tổng thống khi đó là ông Ali Khamenei làm Lãnh tụ Tối cao mới, với hy vọng nhân vật có đường lối bảo thủ cứng rắn và được lựa chọn qua bầu cử này sẽ vừa duy trì được quyền lực của phe Hồi giáo.

Iran - Nền dân chủ thần quyền ảnh 2

Tuy nhiên, giáo sĩ Khamenei, người vẫn giữ vị trí Lãnh tụ Tối cao cho đến ngày hôm nay, không đủ tố chất mạnh mẽ như người tiền nhiệm của mình. Dưới sự lãnh đạo của ông, cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng giữa các phe phái chính trị đã nổi lên, đặc biệt là giữa phe tôn giáo bảo thủ và phe cải cách có đường lối bình thường hóa quan hệ với phương Tây. Dù ưu thế vẫn thuộc về những người Hồi giáo, song phe cải cách cũng đã chứng minh là một lực lượng chính trị có ảnh hưởng nhất định và đang góp phần định hình tương lai của đất nước này. Một trong những nhân vật tiêu biểu là đương kim Tổng thống Hussan Rouhani, người vừa thắng cử nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc bầu cử tổng thống tuần qua trước một đối thủ có đường lối cứng rắn và sự ủng hộ của Lãnh tụ Tối cao Khamenei.

Hassan Rouhani - Tổng thống cải cách

Khi nhậm chức tổng thống vào năm 2013, Hassan Rouhani đã thừa kế một di sản kinh tế, chính trị và xã hội khá tồi tệ: tỉ lệ lạm phát 44%, tăng trưởng -5,4%, giá trị đồng nội tệ chỉ bằng một nửa năm 2010. Hơn nữa, Iran đang bị cô lập bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế tài chính khắc nghiệt của Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu - EU và Liên Hợp Quốc. Về mặt đối ngoại, Iran được liệt vào danh sách những quốc gia có đe dọa đến hòa bình thế giới của Hội đồng Bảo an. Về mặt xã hội, tâm lý bất mãn trong người dân tăng cao do những hạn chế về quyền dân sự.

Trong 4 năm cầm quyền, chính quyền của Tổng thống Rouhani đã lật ngược thế cờ khi giải quyết thỏa đáng vấn đề hạt nhân, loại bỏ các biện pháp trừng phạt quốc tế có liên quan đến vấn đề hạt nhân, đưa Iran khỏi danh sách các quốc gia nguy hiểm của Hội đồng Bảo an, xích lại gần hơn với cộng đồng thế giới, bình ổn nền kinh tế, tăng cường quyền dân sự cho học sinh sinh viên, phụ nữ và báo giới.

Kể từ khi đạt được thỏa thuận cắt giảm chương trình hạt nhân với các nhóm quốc tế, chính phủ của ông Rouhani đã đưa lạm phát trở lại mức một con số và tăng trưởng dương trở lại với mức 7%. Về mặt đối ngoại, Iran từ một mối đe doa an ninh đối với thế giới phương Tây, đã trở thành một cường quốc khu vực được mời tham gia tìm giải pháp cho các vấn đề như khủng hoảng Syria và chống khủng bố.

Việc Tổng thống Rouhani được đông đảo cử tri lựa chọn trong cuộc bầu cử tuần trước cho thấy người dân Iran đang hướng tới sự cải cách và một đường lối phát triển cởi mở, toàn cầu hơn. Một mặt khác, nó cũng cho thấy trái ngược với những khẳng định của truyền thông phương Tây về một thể chế hoàn toàn độc tài, dân chủ vẫn có chỗ đứng và vẫn phát huy vai trò của nó trong nền chính trị Iran.

Khó khăn trước mắt

Không ai có thể vỗ tay chỉ với một bàn tay. Trong khi chiến thắng của Tổng thống Rouhani hứa hẹn Iran sẽ tiếp tục con đường bình thường hóa quan hệ với phương Tây, thì Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thể hiện không phải là một nhân tố đáng trông cậy cho tương lai của mối quan hệ Iran - Hoa Kỳ. Cùng lúc cuộc bầu cử tổng thống diễn ra tại Iran, Tổng thống Trump đã lựa chọn Arab Saudi, địch thủ tranh giành ảnh hưởng với Iran tại khu vực Trung Đông, làm điểm đến công du đầu tiên. Tại đây, ông đã những thỏa thuận bán vũ khí lên tới 100 tỷ đô la, củng cố khả năng quân sự của đất nước này. Ông Trump cùng các cộng sự cũng đã không ngần ngại đưa ra những tuyên bố coi Iran là mối đe dọa cần phải lưu tâm.

Nhưng bên cạnh vấn đề đối ngoại với các cường quốc thế giới, một loạt vấn đề khu vực mà Iran đang đối mặt cũng đang đặt ra thách thức đối với nhiệm kỳ sắp tới của Tổng thống cải cách Rouhani. Iran đang ở trong một khu vực địa chính trị mà không một quốc gia nào chịu nằm yên ổn trong phạm vi lãnh thổ của chính mình. Mọi cường quốc khu vực, từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Arab Saudi và kể cả Iran đề đang nỗ lực can thiệp vào công việc nội bộ của láng giềng. Và bối cảnh địa chính trị này chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiệm kỳ tổng thống và con đường cải cách của ông Rouhani.

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
(Ngày Nay) - Tổ chức UNICEF cho biết hơn 13.000 trẻ em đã thiệt mạng sau khi xung đột nổ ra tại Dải Gaza và cảnh báo vấn nạn suy dinh dưỡng khiến những trẻ còn sống "thậm chí không còn sức để khóc”.