Mỹ cần đổ thêm tiền nếu muốn 'cầm trịch' ở Biển Đông

Học giả Eddie Linczer cho rằng, nếu muốn ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ nên sử dụng chính thế mạnh của mình đó là tiền bạc.
Mỹ cần đổ thêm tiền nếu muốn 'cầm trịch' ở Biển Đông

Trung Quốc vẫn chưa thể bá chủ Biển Đông như tham vọng mà nước này đang hướng tới nhiều năm qua. Tuy vậy, quốc gia này vẫn đang ngày càng đạt được nhiều lợi ích đáng kể và nâng cao được vị thế của mình một cách rõ rệt.

Chuyên gia Eddie Linczer thuộc Viện Nghiên cứu Châu Á cho rằng ngay từ lúc này Mỹ sẽ cần phải có một chiến lược khẩn trương hơn nhằm duy trì một thế cân bằng quân sự ở khu vực trước khi Bắc Kinh đạt được thêm những mục tiêu mới.

Kể từ đầu năm nay Trung Quốc đã tiến hành triển khai hệ thống tên lửa cũng như máy bay chiến đâu ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đáng lo ngại hơn, Bắc Kinh sắp tới rất có thể sẽ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở xung quanh khu vực này.

Nếu như không có bất cứ trở ngại nào cản bước, chỉ đến trước năm 2030, Biển Đông sẽ hoàn toàn thuộc về Trung Quốc, ông Eddie Linczer lo ngại.

Mỹ cần đổ thêm tiền nếu muốn 'cầm trịch' ở Biển Đông ảnh 1

Sẽ rất khó cho Mỹ trong việc đẩy lùi Trung Quốc khỏi những đảo đã bị nước này chiếm đóng, do vậy Washington cần đi theo một hướng đi khác đó là tập trung vào việc hỗ trợ cho các bên tranh chấp còn lại trong nỗ lực ngăn cản Bắc Kinh giành thêm các đảo mới.

Để làm được điều đó, ông Linczer cho rằng Mỹ nên mở rộng các chương trình viện trợ quân sự cho các đối tác của mình ở Đông Nam Á. Các quốc gia trong khu vực cần được trang bị thêm các tàu tuần hải và hệ thống phòng thủ bờ biển cũng như trang bị thêm các kỹ năng trong việc ứng phó với tàu của Trung Quốc.

Kể từ khi chuyển hướng sang trục châu Á - Thái Bình Dương từ năm 2011, Mỹ đã thực hiện một số sáng kiến và chương trình nâng cao năng lực cho các đối tác ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm việc nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí vào Việt Nam và đàm phán về Hiệp định Hợp tác tăng cường Quốc phòng với Philippines. Quân đội Mỹ cũng duy trì các chương trình nâng cao năng lực hàng hải và tuần tra trên biển cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Tuy vậy, cho đến nay ưu tiên viện trợ quân sự nước ngoài (FMF) dành cho châu Á vẫn hết sức nhỏ nhặt ở con số 1% và hoàn toàn không tương xứng với lợi ích của Mỹ có thể nhận được ở khu vực.

Bởi vậy, trong thời gian tới ông Linczer cho rằng cường quốc số 1 thế giới cần tăng cường hơn nữa đối với viện trợ quân sự dành cho các đối tác của nước này.

Cụ thể hơn, Mỹ cần phải cung cấp thêm khí tài quân sự và đào tạo năng lực hoạt động hàng hải cho đối tác trong khu vực.

Mỹ cần đổ thêm tiền nếu muốn 'cầm trịch' ở Biển Đông ảnh 2

Tập trận Mỹ và Philippines.

Trong năm tài chính 2014, Indonesia, Philippines và Việt Nam chỉ nhận được 74 triệu USD trong quỹ FMF. Trong khi đó Ai Cập được viện trợ 1,3 tỷ USD mỗi năm. Đối với Syria, chính phủ Mỹ cũng dành 500 triệu USD dưới danh nghĩa đào tạo và trang bị cho lực lượng đối lập nhưng hiệu quả không hề tương xứng. Đối với một đối thủ mạnh như Trung Quốc ở Biển Đông, vật lực mà Mỹ đang bỏ ra là không đủ.

Vấn đề tăng cường ngân sách đã được Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ trình Quốc hội với đề xuất hỗ trợ cho Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á trong việc đào tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng cho đối tác khu vực với ngân sách 425 triệu USD trong 5 năm. Tuy nhiên Quốc hội Mỹ đã bác bỏ khi chỉ thông qua số tiền 50 triệu USD dành riêng trong năm nay.

Trận chiến ngân sách sắp tới sẽ còn nhiều trở ngại nhưng nếu được thông qua, nó sẽ là môt thước đo quan trọng trong việc đảm bảo cam kết duy trì hòa bình của Mỹ ở châu Á.

Giới phân tích hy vọng rằng, khi kết thúc cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới, chính quyền mới sẽ có những chính sách cởi mở hơn giống như trường hợp của Đài Loan năm 2001.

Lúc đó, khi Tổng thống Bush lên nắm quyền, ông đã công bố một gói viện trợ quân sự lớn chưa từng có dành cho Đài Loan như một động thái chứng minh cho thấy Mỹ muốn ưu tiên sự hiện diện của mình tại đây.

Đối với các quốc gia quanh Biển Đông, chuyên gia Linczer đánh giá Washington nên xem xét một động thái tương tự dành cho Manila, một đối tác lâu năm của Mỹ tại khu vực.

Ngoài viện trợ thêm về quấn sự, Mỹ cũng cần phải có sự phối hợp rõ ràng hơn với Nhật Bản trong việc cung cấp hỗ trợ an ninh cho các đối tác khu vực Đông Nam Á.

Mỹ cần đổ thêm tiền nếu muốn 'cầm trịch' ở Biển Đông ảnh 3

Tokyo cũng có chung lợi ích quan trọng tại Biển Đông khi lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc sẽ cắt đứt tuyến đường thương mại hàng hải huyết mạch của kinh tế Nhật Bản.

Những động thái gần đây của Thủ tướng Shinzo Abe cũng đã hướng tới một chính sách ngoại giao tích cực hơn bằng cách tăng ngân sách quốc phòng và nới lỏng các rào cản của Hiến pháp cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hợp tác với các đối tác một cách hạn chế trong các nhiệm vụ an ninh.

Với chính sách của ông Abe, Tokyo đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Nhật Bản đã cung cấp các tàu tuần tra và máy bay cho một số quốc gia và sẽ có những cuộc tập trận hải quân chung với Philippines và Việt Nam. Đáng chú ý là cuộc tập trận ba bên giữa Mỹ và Ấn Độ tại vùng biển Philippines sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Rõ ràng rằng, với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ cần có sự phối hợp nhịp nhàng với đồng minh chiến lược Nhật Bản. Trong năm 2015, Washington đã thành lập nhóm làm việc song phương với cả Indonesia và Việt Nam để làm rõ những yêu cầu về vấn đê phòng thủ hàng hải của hai nước, Nhật Bản nên tham gia với vai trò tham vấn, ông Linczer nêu quan điểm.

Cùng với đó, Tokyo có thể cung cấp vũ khí ở một mức giá rẻ hơn rất nhiều cho các đối tác khu vực. Máy bay tuần tra hàng hải Kawasaki XP-1 chỉ có giá 90 triệu USD, tiết kiệm hơn so với một chiếc P-8 Poseidon của Mỹ.

Ngoài ra, Nhật Bản còn là nhà cung cấp ODA hàng đầu ở Đông Nam Á. Đặc biệt hơn, trong năm 2014, điều lệ ODA sửa đổi của nước này cho phép các nguồn tài trợ dành cho các nước ASEAN được bảo mật hoàn toàn về mục đích sử dụng. Việc tài trợ xây dựng lưới điện, sân bay, cảng biển hoàn toàn có thể được sử dụng dưới danh nghĩa cở sở hạ tầng kinh tế hoặc quốc phòng.

ODA cũng trở thành phương thức hỗ trợ hiệu quả hơn so với chuyển giao vũ khí trực tiếp, động thái có thể gặp phải phản đối từ Bắc Kinh.

Cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải xây dựng một chương trình nâng cao năng lực hàng hải của đối tác Đông Nam Á phù hợp với tình hình thực tế.

So với Trung Quốc, năng lực bảo vệ bờ biển và lực lượng hải quân của các quốc gia này còn yếu và mất cân bằng nghiêm trọng. Số lượng lính hải quân mà Bắc Kinh triển khai trên Biển Đông còn nhiều hơn Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam, Philippines lẫn Malaysia cộng lại.

Ngay cả đối tác lâu năm như Philippines cũng được cho là hạn chế về khả năng tiếp thu công nghệ cao cấp của Mỹ. Do ảnh hưởng của các vấn đề nội bộ, năng lực của các lực lượng vũ trang nước này trở nên yếu kém trong hơn một thập kỷ qua.

Là một cán cân quyền lực giúp cho các quốc gia yếu thế hơn đối chọi với Trung Quốc ở Biển Đông, việc mở rộng, nâng cao năng lực đối tác phải là một phần không thể thiếu cho chiến lược của quốc gia này trong đảm bảo duy trì an ninh ở châu Á.

Viện trợ quân sự không phải là một phương pháp giành lại ưu thế nhanh chóng nhưng nó sẽ mở rộng khả năng phòng thủ của các quốc gia trong khu vực cũng như đảm bảo sự hiện diện của một đối trọng xứng tầm nhằm ngăn cản tham vọng bành trướng từ Trung Quốc.

Minh Vũ

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.