Năm 2040, Nga sẽ chinh phục Mặt trăng hoàn toàn

Sao Hỏa là ưu tiên hàng đầu của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), còn đối với Nga, sứ mệnh đưa con người khám phá Mặt Trăng giai đoạn 2029-2040 được coi là ưu tiên quan trọng.
Năm 2040, Nga sẽ chinh phục Mặt trăng hoàn toàn
Năm 2040, Nga sẽ chinh phục Mặt trăng hoàn toàn - anh 1

Chương trình nghiên cứu Mặt Trăng của Nga gồm ba giai đoạn (2016 - 2040).

Chương trình nghiên cứu Mặt Trăng của Nga gồm ba giai đoạn:

Trong giai đoạn đầu (2016-2025), Nga sẽ đưa bốn robot tự hành là: Luna - 25, Luna-26, Luna-27 and Luna-28 lên Mặt Trăng. Nhiệm vụ chủ yếu là tiến hành kiểm tra tính chất vật lý và hóa học của nguồn nước, nhằm tìm ra những địa điểm giàu tài nguyên phục vụ cho việc triển khai xây dựng căn cứ.

Chi phí để thực hiện giai đoạn đầu tiên của sứ mệnh tham vọng này dự kiến khoảng 28,5 tỷ rúp (gần 815,8 triệu USD).

Giai đoạn thứ hai, từ năm 2029-2030, dự kiến sẽ đưa tàu vũ trụ có người lái lên quỹ đạo Mặt Trăng.

Giai đoạn thứ ba, được thực hiện 10 năm sau đó, Nga dự định sẽ đưa các đoàn thám hiểm lên Mặt Trăng để lựa chọn khu vực khảo sát và thiết lập căn cứ có người ở. Nhóm chuyên gia cũng sẽ xây dựng đài quan sát không gian và quan sát Trái Đất trên Mặt Trăng.

"Chúng tôi coi đây là một dự án hợp tác và sẵn sàng kêu gọi sự tham gia của các đối tác để cùng thực hiện", IB Times dẫn lời ông Igor Komarov, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos, hôm 27/6.

Ông Komarov khẳng định Nga và Mỹ có thể hợp tác trong chương trình này, đồng thời lệnh trừng phạt đối với Nga không ảnh hưởng đến vấn đề hợp tác trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Dấu ấn của Nga trong cuộc đua không gian được dánh dấu bằng sự kiện phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik 1 và phi hành gia Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ năm 1961.

Năm 2040, Nga sẽ chinh phục Mặt trăng hoàn toàn - anh 2

Phi hành gia vũ trụ của Nga Gagarin.

Tài liệu từ các cuộc thám hiểm Mặt Trăng của Liên Xô và Mỹ trước đó đã chứng minh trên Mặt Trăng có chứa nhôm, sắt, titan, và nhiều khoáng sản hữu ích khác. Các nhà khoa học Nga tin rằng, nguồn tài nguyên khai thác trên Mặt trăng sẽ có giá trị lớn khi sử dụng trên Trái Đất.

Năm 2040, Nga sẽ chinh phục Mặt trăng hoàn toàn - anh 3

Tàu Chandrayaan-2 của Ấn Độ sẽ được phóng lên Mặt trăng năm 2017.

Mặt Trăng đang trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tàu Chandrayaan-2 của Ấn Độ dự kiến được phóng lên Mặt Trăng trong hai năm tới, trong khi Nhật Bản và Trung Quốc cũng có kế hoạch lần lượt vào các năm 2018 và 2020.

Xem thêm:

- NASA kỷ niệm 50 năm ngày loài người bước chân ngoài vũ trụ [Photos]

- Phát hiện: Ống Plasma khổng lồ bao quanh Trái đất

- Phát hiện: Hệ Mặt trời thứ 2 cách Trái đất 360 năm ánh sáng

- Những bí ẩn vũ trụ thách thức loài người lớn nhất

Trang Ly (T/h)

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.