Nạn vận chuyển trái phép rác điện tử

Mỗi năm, hàng triệu tấn thiết bị điện tử cũ, đồ phế thải công nghiệp vẫn được tuồn lậu vào các nước đang phát triển thông qua nhiều con đường khác nhau. Và vì thế, một số quốc gia châu Á, châu Phi đã trở thành bãi chứa thiết bị điện tử phế thải của nhiều nước phương Tây.
Nạn vận chuyển trái phép rác điện tử

Những “thiên đường” rác điện tử

Khu chợ Agbogbloshie ở Thủ đô Accra (Ghana) được mệnh danh là “thiên đường rác thải” và là một trong những nơi ô nhiễm nhất thế giới. Các hoạt động mua bán, xử lý, thiêu hủy rác thải diễn ra công khai, nhộn nhịp trong các căn lều bạt trên khu đất rộng hơn 10 km2.

Có hơn 10.000 lao động làm việc tại khu vực này. Các thùng hàng chứa thiết bị điện tử đã qua sử dụng từ châu Âu chủ yếu vào Ghana qua cảng Tama. Sau đó, các thùng này được chuyển bằng xe tải đến khu Agbogbloshie để xử lý, phân loại hoặc đốt.

Trong những khu xử lý ngoài trời, đồ được xác định còn giá trị sử dụng được thu nhặt, bán lại cho người có nhu cầu. Chợ Agbogbloshie không phải là bãi tập kết rác điện tử duy nhất ở Ghana. Hơn một thập niên qua, hàng chục bãi tập kết rác điện tử ở Ghana vẫn hoạt động mà không chịu sự kiểm soát của bất cứ cơ quan chức năng nào.

Nạn vận chuyển trái phép rác điện tử - anh 1

Rác thải điện tử được tuồn lậu vào các nước đang phát triển thông qua nhiều con đường khác nhau

Hàng triệu tấn thiết bị điện tử, được cho là lạc hậu ở những quốc gia công nghiệp phát triển thường được “xuất khẩu” đến các quốc gia đang phát triển, hoặc các nước nghèo. Lý do đơn giản là việc tuồn lậu rác thải sang các nước khác rẻ hơn nhiều so việc tái chế đúng quy định. Thống kê của tổ chức Recupel (Bỉ) cho biết, chi phí xử lý rác thải điện tử theo đúng quy định của châu Âu đắt gấp 10 lần so việc vận chuyển sang các nước khác để xử lý.

Thực tế, chỉ có 25% số rác thải điện tử châu Âu được tái chế, hoặc xử lý đúng quy định. Số còn lại đều được đưa bất hợp pháp đến châu Phi hoặc châu Á. Sau đó, số hàng này được bán lại cho các “đầu nậu” hoặc được xử lý theo những phương thức thô sơ, gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại sức khỏe con người.

Theo báo cáo năm 2014 của Chương trình Môi trường thuộc LHQ (UNEP), gần 90% số rác thải điện tử (khoảng 40 triệu tấn, chủ yếu là điện thoại thông minh, tivi, máy tính xách tay cũ, màn hình máy tính…) từ khắp nơi trên thế giới được vận chuyển trái phép đến châu Á và châu Phi mỗi năm.

Nguồn gốc của số rác thải này chủ yếu từ Mỹ, Nhật Bản, Liên hiệp châu Âu (EU)… Thống kê của Cục Môi trường châu Âu năm 2008 cho biết, mỗi năm có khoảng 93.000 - 216.000 tấn thiết bị điện tử đã qua sử dụng được đưa từ Đức ra nước ngoài. Những “hàng hóa” này sau đó được chuyển đến một số quốc gia châu Á, châu Phi, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Pakistan, Ghana, Nigeria…

Cũng theo UNEP, số lượng rác điện tử được chuyển khỏi châu Âu ngày càng gia tăng. Người dân tại những nơi tập kết rác thải điện tử thu nhặt bất cứ thứ gì có giá trị. Còn những gì không thể tái sử dụng thì bị chất đống, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng lo ngại là chất độc từ các núi rác điện tử như chì, thủy ngân… có thể ngấm vào đất và nguồn nước, tác động nguy hiểm môi trường và con người. Những núi rác này hầu hết được xử lý theo cách đốt thô sơ. Khí thải sinh ra từ việc đốt cháy các loại kim loại nặng có thể gây ung thư, nhất là đối với những người sinh sống và làm việc ngay tại bãi rác.

Cung đường vận chuyển

Theo Công ước Basel của LHQ được 166 quốc gia phê chuẩn, có hiệu lực từ năm 1992, các quốc gia thuộc Nhóm nước công nghiệp phát triển (OECD) không được xuất khẩu rác thải nguy hiểm (trong đó có rác thải điện tử) sang các nước đang phát triển. Năm 2002, EU cũng phê chuẩn hai văn bản quy định về rác thải điện và điện tử (Waste Electrical and Electronic Equipment Directive) và một văn bản quy định việc giới hạn sử dụng những chất độc hại (Restriction of Hazardous Substances Directive).

Nạn vận chuyển trái phép rác điện tử - anh 2

Khu chợ Agbogbloshie ở Thủ đô Accra (Ghana) được mệnh danh là “thiên đường rác thải”

Các văn bản này buộc các nhà sản xuất phải thu gom sản phẩm đã qua sử dụng của họ và giảm sử dụng các chất độc hại trong sản phẩm. Ở châu Phi, Hiệp ước Bamako ra đời năm 1991, có hiệu lực từ năm 1996, quy định cấm nhập khẩu rác thải nguy hiểm và kiểm soát vận chuyển rác thải nguy hiểm xuyên biên giới châu Phi. Dù vậy, mỗi năm, hàng triệu tấn rác vẫn từ châu Âu chảy sang châu Á, châu Phi thông qua nhiều con đường khác nhau.

Mike Anene, một nhà báo Ghana có nhiều bài viết về nạn xuất khẩu trái phép rác thải điện và điện tử cho biết, mỗi ngày có khoảng 500 container đồ rác điện và điện tử nhập cảng biển Tama, từ đó tỏa đi khắp Ghana. Nhiều công ty châu Âu thu gom các loại rác thải điện tử, sau đó chuyển thẳng đến các nước châu Phi. Để qua mắt hải quan hay cơ quan chức năng, các thùng hàng rác điện tử này đều được chuyển qua biên giới dưới danh nghĩa “quà tặng”.

Để tối đa hóa lợi nhuận, các công ty buôn lậu và vận chuyển rác điện tử tại châu Âu đã sử dụng nhiều phương thức vận chuyển khác nhau. Theo nhà báo Mike Anene, rác thải điện tử đổ về các quốc gia châu Phi, châu Á chủ yếu qua đường biển. Ngoài ra, các đối tượng buôn lậu cũng sử dụng tuyến đường sắt Trans - Eurasia (Liên Á - Âu) từ thành phố Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc đến thành phố Duisburg (Đức) để vận chuyển rác thải. Nhiều tấn thiết bị điện tử lỗi thời cũng được nhét đầy vào thùng các xe ô-tô qua sử dụng, chờ xuất khẩu sang châu Á.

Nạn vận chuyển trái phép rác điện tử - anh 3

Năm 2014, lực lượng hải quan cảng biển Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) phát hiện, xử lý 200 tấn rác thải nhập lậu, bắt giữ 54 kẻ buôn lậu. Trước đó, năm 2012, cảnh sát Pháp đã bắt giữ và khởi tố hai vợ chồng Alexandre Frattini và Catherine Petit với tội danh tham gia vận chuyển trái phép chất thải độc hại ra khỏi biên giới Pháp.

Từ năm 2007 đến năm 2010, công ty xử lý rác thải có trụ sở tại thành phố Marne (Pháp), do vợ chồng Alexandre Frattini điều hành, đã thu gom toàn bộ máy tính xách tay, điện thoại, máy in, màn hình máy tính... đã qua sử dụng. Công ty này cam kết sẽ xử lý rác điện tử bằng các công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường và làm tổn hại sức khỏe con người. Nhưng thay vào đó, công ty này lại thuê một doanh nghiệp Hà Lan vận chuyển toàn bộ số hàng hóa này sang châu Á.

Theo điều tra, rác điện tử từ Pháp được đưa đi bằng đường sắt đến cảng biển Zeebrugge (Bỉ), từ đó sẽ được vận chuyển bằng đường thủy. Số hàng này đi theo nhiều tuyến đường khác nhau, có thể sẽ cập cảng Tama (Ghana), cảng Đại Liên (Trung Quốc)... Ước tính, trong vòng ba năm, công ty này đã xuất khẩu khoảng 700 tấn rác thải điện và điện tử, trong đó có khoảng 38.000 ổ cứng máy tính, hàng chục nghìn máy in hỏng và 27.000 màn hình máy tính, vô số máy điện toán cũ…

Trong phiên tòa xét xử diễn ra tại thành phố Châlons-en-Champagne (Pháp) cuối năm 2012, Alexandre Frattini bị kết án một năm tù treo và nộp phạt 6.000 euro. Còn Catherine Petit lĩnh án sáu tháng từ án treo và nộp phạt 3.000 euro. Mức phạt trên chưa thấm vào đâu so hậu quả nghiêm trọng mà công ty này gây ra. “Tuy nhiên, ở tội danh này chưa bao giờ áp dụng khung án tù giam”, thẩm phán Céline Pierron khẳng định.

Nhiều cơ quan chức năng cảnh báo việc vận chuyển trái phép rác điện tử đang có sự tiếp tay của tội phạm. Đã có nhiều vụ vận chuyển rác trái phép bị phát hiện nhưng đến nay khung pháp luật xử lý loại tội phạm môi trường này vẫn gây tranh cãi tại nhiều quốc gia.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Nguy hiểm tiềm ẩn từ những xe rác ven đường

- Đồng Nai: Cháy lớn, thiêu rụi hơn 1000 mét vuông công ty rác thải "chui"

- Hành trình du lịch khắp Châu Âu và ăn rác thải của chàng trai 24 tuổi

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.