NASA: Phát hiện tàn tích siêu tân tinh lớn gấp 20 lần Mặt trời

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố hình ảnh và video từ Tinh vân Veil, tàn tích của một vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ cách đây 8.000 năm, có kích thước lớn gấp 20 lần Mặt trời.
NASA: Phát hiện tàn tích siêu tân tinh lớn gấp 20 lần Mặt trời

Mới đây, kính thiên văn Hubble của NASA đã chụp lại được hình ảnh Tinh vân Veil (NGC6960) - một tàn tích siêu tân tinh còn lại từ ngôi sao đã phát nổ từ 8.000 năm trước.

NASA: Phát hiện tàn tích siêu tân tinh lớn gấp 20 lần Mặt trời - anh 1

Tinh vân Veil, tàn tích của một vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ, có kích thước tương đương 110 năm ánh sáng. Ảnh: NASA

Theo các nhà thiên văn học, tập hợp các vật thể rất sáng đủ màu sắc nàycó kích thước bằng 110 năm ánh sáng. (1 năm ánh sáng tương đương 9.460.730.472.580,8 km).

Trong bức ảnh, một diện tích khoảng hai năm ánh sáng, có các vật thể màu đỏ của ánh sáng hydro, màu xanh lá cây từ lưu huỳnh và màu xanh từ oxy.

Tinh vân Veil thuộc chòm sao Cygnus (chòm sao Thiên nga), nằm cách Trái đất 2.100 năm ánh sáng.

NASA: Phát hiện tàn tích siêu tân tinh lớn gấp 20 lần Mặt trời - anh 2

Khoảng không gian của chòm sao Thiên nga Cygnus

Cho đến nay chỉ có ba vụ nổ siêu tân tinh trong Ngân hà (dải thiên hà của chúng ta) được quan sát vào các năm 1054, 1572 và 1604. Mặc dù vậy, có nhận định rằng có một đến ba siêu tân tinh bùng sáng trong Ngân hà mỗi thế kỉ, phần lớn chúng không được quan sát được do sự hấp thụ mạnh ánh sáng của vật chất giữa các sao.

Đến nay có hơn 500 vụ nổ siêu tân tinh ở các thiên hà khác được ghi nhận.

Video: Hình ảnh 3D của tinh vân Veil

Siêu tân tinh, hay siêu sao mới, là một số loại vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên.

Có hai kiểu nổ. Trong kiểu thứ nhất, các sao khổng lồ cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó, cho đến lúc mật độ và áp suất tăng cao gây nên bùng nổ. Trong kiểu thứ hai, các sao lùn trắng hút lấy vật chất từ một sao bay quanh nó, cho đến khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và bùng nổ nhiệt hạch.

Trong cả hai kiểu này, một lượng lớn vật chất của sao bị đẩy bật ra không gian xung quanh. Kiểu nổ thứ nhất kết thúc một quá trình sống của một ngôi sao, kết quả có thể là nhân ngôi sao trở thành sao lùn trắng, sao neutron (pulsar, sao từ, sao hyperon hay sao quark...) hay hố đen tùy thuộc chủ yếu vào khối lượng ngôi sao.

Các vật chất lớp vỏ sao bị bắn vào khoảng không giữa các vì sao trở thành tàn tích siêu tân tinh.

Xem thêm:

- Hubble – ‘nhãn cầu’ quan sát vũ trụ rộng lớn của Trái Đất

- Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được

- Những biến đổi cơ thể của phi hành gia khi sống trong vũ trụ

- 5 giả thuyết vũ trụ về Ngày Tận thế

Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.