Ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông theo góc độ mới

Các biện pháp hiện nay không thể có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông bởi những sáng kiến mới chỉ giải quyết trọng tâm ở cấp độ vĩ mô của vấn đề.
Ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông theo góc độ mới

Sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông không đơn giản là kết quả của sự bùng phát của chủ nghĩa dân tộc hay chỉ là một tính toán mang tính chất ngắn hạn.

Trên thực tế, Trung Quốc vẫn luôn kiên định theo đuổi một chiến lược dài hạn duy nhất với mục tiêu cuối cùng là kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông theo góc độ mới ảnh 1

Chiến lược này có năm tính chất cốt lõi.

Thứ nhất, mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu quan trọng nhất mà Trung Quốc hướng tới đó là tìm cách thay đổi hiện trạng lãnh thổ các đảo ở Biển Đông theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Điều này trái ngược với kiểu chiến lược thường thấy mà các quốc gia sử dụng đó là cố gắng thâu tóm lãnh thổ nhanh gọn chỉ thông qua một hành động.

Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và từ từ mở rộng sự hiện diện của mình về phía nam đối với quần đảo Trường Sa vào năm 1980.

Gần đây nhất, sau những tranh chấp căng thẳng với Philippines, Trung Quốc đã tiến tới kiểm soát Bãi cạn Scarborough, qua đó tiếp tục mục tiêu của mình là thay đổi hiện trạng lãnh thổ tại đây.

Theo đó, Trung Quốc sử dụng phương thức này để một mặt dần củng cố sự hiện diện và vị thế của mình trên Biển Đông đồng thời tránh các động chạm quá mức đến các bên còn lại.

Cũng như nhằm đề phòng việc các quốc gia tranh chấp sẽ có cơ hội hợp nhất lại với nhau cùng có những động thái cứng rắn chống lại Trung Quốc.

Thứ hai, chiến lược của Bắc Kinh được xây dựng dựa trên nền tảng ngoại giao toàn diện, Trung Quốc sẽ áp dụng một cách khéo léo những thế mạnh sẵn có của mình từ sức mạnh quân sự cho đến kinh tế để gây sức ép trên bàn đàm phán cấp cao. Điều này đã được thể hiện một cách rõ ràng qua cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981.

Bắc Kinh đã châm ngòi cuộc khủng hoảng bằng việc đưa giàn khoan khổng lồ xâm nhập vào đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sau đó liên tục gây áp lực bằng cách triển khai các tàu hải cảnh và tàu quân sự.

Phía Việt Nam đã liên tục lên tiếng yêu cầu Trung Quốc không làm leo thang căng thẳng trong vùng biển thuộc chủ quyền của mình nhưng Trung Quốc một mặt vẫn liên tục gây hấn, mặt khác vẫn tỏ ra mềm mỏng bằng những động thái ngoại giao làm xoa dịu tình hình.

Thứ ba, chiến lược của Trung Quốc chủ yếu dựa trên các hành động khiêu khích ở quy mô nhỏ nhưng có tần suất liên tục ở nhiều địa điểm khác nhau.

Điều này giúp Trung Quốc kéo giãn khả năng ứng phó quân sự của đối phương, vừa kiểm soát được tình hình không để gây ra những leo thang căng thẳng quá mức.

Ngoài ra, nó còn nhằm hạn chế những phản ứng quyết liệt từ ​​các quốc gia láng giềng của Trung Quốc. Bởi các nước nhỏ hiểu rằng phản ứng trước những khiêu khích nhỏ nhặt như vậy là không đáng so với việc làm xấu đi mối quan hệ với tổng thể với Bắc Kinh.

Bởi vậy những cuộc khủng hoảng tương tự như giàn khoan Hải Dương 981 là hành động hiếm khi Trung Quốc sử dụng, thay vào đó, nước này tập trung chủ yếu vào hoạt động cải tạo đảo và gia tăng hiện diện quân sự tại các đảo nhân tạo được bồi đắp trái phép.

Thứ tư, Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh tính chất "song phương" của tranh chấp để tránh sự can thiệp của các cường quốc khác như Mỹ hoặc Nhật Bản dưới vai trò bảo vệ phe yếu hơn.

Trung Quốc có sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với các quốc gia láng giềng, bởi vậy đàm phán song phương sẽ là lợi thế to lớn cho nước này trong việc thể hiện sự lấn lướt của mình.

Hơn nữa, bằng việc giảm thiểu số lượng các nước tham gia vào tranh chấp ở Biển Đông, Bắc Kinh tự tin có thể dẫn dắt cuộc chơi theo ý mình và giảm được rủi ro không mong muốn có nguy cơ phá hỏng kế hoạch.

Cuối cùng, chiến lược của Trung Quốc chủ yếu gây sức ép bằng cách phô trương sức mạnh nhiều hơn là hơn sử dụng quân sự sát thương hay cố tình kích động một cuộc xung đột vũ trang toàn diện.

Trung Quốc từng bước phô diễn sức mạnh của mình trên Biển Đông như một lời cảnh báo đến các nước láng giềng rằng nếu một cuộc xung đột diễn ra, họ không thể giành chiến thắng.

Trong tương lai hành động này có thể tiếp diễn bằng việc tuyên bố một khu vực nhận diện phòng không hoặc triển khai các tên lửa đất đối không ở quần đảo Trường Sa.

Chiến lược mà Bắc Kinh sử dụng được gọi với cái tên "lát cắt salami", theo đó những động thái của Trung Quốc tuy vụn vặt, nhỏ lẻ nhưng sẽ được tích tụ lại dần dần, dù không có hành động nào trong số này có thể bùng nổ một cuộc xung đột nhưng theo thời gian bức tranh chiến lược Biển Đông sẽ có sự thay đổi đáng kể theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Với việc nâng cao vị thế của mình trên Biển Đông thông qua sự hiện diện quân sự và đưa người ra chiếm đóng đảo trái phép, dần qua năm tháng, Trung Quốc sẽ biến đổi thực tế mà nước này đang kiểm soát trở nên hợp lý và đưa mọi thứ vào thế "sự đã rồi" khiến cho các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ sẽ không còn lý lẽ để phản đối.

Các biện pháp hiện nay mà các quốc gia ASEAN đưa ra không thể có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông bởi những sáng kiến trên chỉ giải quyết trọng tâm ở cấp độ vĩ mô và không nhằm vào cốt lõi chính là chiến lược thay đổi hiện trạng lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong khi các hoạt động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông chủ yếu diễn ra ở cấp vi mô và có tác động trực tiếp vào hiện trạng các đảo tranh chấp.

Mỹ và liên minh quân sự có thể đạt hiệu quả trong việc bảo vệ một quốc gia nào đó trước cuộc tấn công của Trung Quốc khi xảy ra xung đột nhưng gần như bất khả thi trong việc ngăn chặn những động thái gây hấn "nhỏ lẻ" của Bắc Kinh mà không cần sử dụng trực tiếp đến lực lượng quân sự.

Để đối phó với chiến lược "lát cắt salami", Mỹ sẽ cần phải có một kế hoạch phản ứng linh hoạt và tương xứng với quy mô leo thang hành động "nhỏ lẻ" mà Trung Quốc theo đuổi.

Các phản ứng của Mỹ nhằm ứng phó với Bắc Kinh nên là các hành động độc lập không gây ảnh hưởng đến các tranh chấp ở Biển Đông và phù hợp với luật pháp quốc tế nhưng có chung lợi ích được đơn phương hoặc đa phương ủng hộ.

Ví dụ rõ ràng cho điều này là việc đưa Mỹ đưa hai máy bay B-52 đến vùng nhận diện phòng không mà Trung Quốc tuyên bố thiết lập ở biển Hoa Đông năm 2013. Sự hiện diện của B-52 Mỹ tại khu vực này được giới quân sự khu vục đánh giá là một trong những biện pháp răn đe và phô diễn sức mạnh hiệu quả nhất trước những tham vọng kiểm soát các vùng biển quốc tế của Bắc Kinh.

Tuy nhiên các hành động của Mỹ nên nhắm trúng mục tiêu thay vì ôm đồm và bừa bãi. Điều này là hết sức quan trọng bởi nó sẽ giúp hạn chế mối quan hệ giữa hai quốc gia có thể trở nên tồi tệ. Các phản ứng từ phía Mỹ cũng phải tương xứng với quy mô hành động của Trung Quốc.

Ví dụ như, thay vì áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế mạnh mẽ đối với Trung Quốc, Mỹ không nên nhắm vào chính phủ Trung Quốc để chỉ trích mà tập trung chỉ rõ ra ai và công ty nào là người tham gia vào quá trình xây dựng đảo trái phép trên Biển Đông. Ở đây Washington có thể trừng phạt CCCC Dredging (Group) Co., Ltd, công ty thuộc China Communications Construction Company Ltd. (CCCC), doanh nghiệp quốc doanh về xây dựng lớn nhất nước này.

Cuối cùng, các phản ứng của Mỹ cần phải được thực hiện ngay lập tức mỗi khi hành động leo thang của Trung Quốc vừa triển khai được cho là sẽ gặt hái được những lợi ích tiềm năng.

Nếu Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không trên trên quần đảo Trường Sa, Mỹ nên hỗ trợ Việt Nam hoặc Philippines được tiếp cận những trang bị đặc biệt có khả năng chống lại khả năng của Trung Quốc.

Ngoài ra, để ngăn chặn việc Trung Quốc tiếp tục thay đổi hiện trạng Biển Đông và quân sự hóa trên các đảo thuộc chủ quyền của các nước trong khu vực, Washington cần gửi một tín hiệu răn đe rõ ràng đến Bắc Kinh.

Mặc dù vậy, phản ứng của Mỹ cần phải chứng minh trên một hành động có thông điệp rõ ràng chứ không hẳn là răn đe đơn thuần.

Những tuyên bố gần đây như tập trận chung hay tuần tra tự do hàng hải chưa hẳn nói lên được điều gì thể hiện quyết tâm từ phía cường quốc số 1 thế giới, động thái này chỉ khiến cho Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ vẫn chưa sẵn sàng cho việc đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh.

Một chiến lược phản ứng linh hoạt và phù hợp từ phía Mỹ sẽ là lời giải cho "bài toán Trung Quốc" ở Biển Đông. Nó cũng sẽ chứng minh rằng Washington có đủ ý chí để thách thức mọi thái độ hung hãn từ phái Bắc Kinh cũng như có kế hoạch cụ thể để chống lại mọi chiến lược mà quốc gia này áp dụng.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Trương Minh Vũ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (SCIS) thuộc ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc Gia TP HCM và Ngô Di Lân nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Quan hệ Quốc tế - ĐH Brandeis (Mỹ) được đăng tải trên tạp chí National Interest.

Minh Vương

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.