Nguyên nhân nữ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật từ chức

(Ngày Nay) - Ngày 28/7, bà Tomomi Inada, 58 tuổi, nữ Bộ trưởng Quốc phòng theo đường lối cứng rắn, tuyên bố từ chức sau bê bối bưng bít thông tin liên quan các binh sĩ Nhật Bản tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Nam Sudan.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada. Ảnh: CCTV.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada. Ảnh: CCTV.

Đây được xem là một đòn giáng mạnh vào chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người đang có tỷ lệ ủng hộ sụt giảm kỷ lục sau hàng loạt bê bối liên quan cá nhân ông, người nhà và một số thành viên nội các. Bà Inada tuyên bố từ chức chỉ một tuần trước khi diễn ra cuộc cải tổ nội các dự kiến được tiến hành ngày 3/8. Chỉ vài phút sau khi bà Inada tuyên bố từ chức, ông Abe đã lên tiếng xin lỗi người dân. Thủ tướng Nhật Bản nói, ông xin lỗi người dân vì để xảy ra việc bộ trưởng từ chức và đây là trách nhiệm thuộc về ông.

Bà Inada, một người thân tín và có chung quan điểm dân tộc chủ nghĩa với ông Abe, được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng ngày 3/8/2016. Lúc đó, ông Abe nói rằng, bà có thể trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản trong tương lai. Tuy nhiên, trong gần một năm tại vị, bà Inada liên tiếp vướng vào bê bối. Ngoài bê bối khiến bà phải từ chức, bà Inada có liên quan tới scandal của ông Abe trong cáo buộc tham nhũng tại trường đại học Kate Gakuen khiến ông phải ra điều trần hồi đầu tuần này.

Trước cuộc bầu cử hội đồng thành phố Tokyo hồi đầu tháng 7, bà Inada gây tranh cãi sau khi dùng danh nghĩa của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (Bộ Quốc phòng) để kêu gọi cử tri ủng hộ đảng Dân chủ Tự do, đảng của bà và Thủ tướng Abe, trong khi lực lượng này giữ vai trò trung lập về chính trị.

Theo Japan Times, ngày 28/7, các nghị sĩ đối lập Nhật Bản tuyên bố sẽ không cho phép bà Tomomi Inada từ chức bộ trưởng quốc phòng để phục vụ công tác điều tra về việc che giấu bê bối liên quan các binh sĩ Nhật Bản tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan. Đảng Dân chủ Tự do và đảng Dân chủ đối lập nhất trí tổ chức một phiên họp để thảo luận về bê bối này.

Theo BBC, tranh cãi về sứ mệnh gìn giữ hòa bình Nam Sudan bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói rằng, những ghi chép về tình hình an ninh của binh sỹ Nhật Bản tại Nam Sudan đã bị hủy bỏ. Nhưng hai tháng sau đó, giới chức nói rằng, họ thấy dữ liệu trên máy tính, dẫn đến cáo buộc rằng thông tin bị giấu đi có dụng ý.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ tạm thời đảm trách công việc tại Bộ Quốc phòng của bà Inada trước khi Nhật Bản có bộ trưởng quốc phòng mới.

Theo Tiền Phong
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.