Nguyên nhân thực sự của cuộc ‘đại tuyệt chủng’ đầu tiên trong lịch sử

Không phải do thiên thạch khổng lồ hay siêu núi lửa bùng nổ, vậy nguyên nhân cuộc ‘đại tuyệt chủng’ đầu tiên trong lịch sử diễn ra khoảng 540 triệu năm trước là gì?
Nguyên nhân thực sự của cuộc ‘đại tuyệt chủng’ đầu tiên trong lịch sử

Theo các nhà khoa học, ước tính, trên Trái đất có từ 5 tới 20 vụ tuyệt chủng hàng loạt lớn trong khoảng 540 triệu năm gần đây.

Có rất nhiều nguyên nhân được các nhà khoa học cho rằng đã gây nên những cuộc tuyệt chủng này, cụ thể, gồm sự va chạm thiên thạch khổng lồ, siêu núi lửa, biến đổi khí hậu...

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho rằng cuộc đại tuyệt chủng đầu tiên trên thế giới, diễn ra khoảng 540 triệu năm trước, không phải do thiên thạch khổng lồ hay siêu núi lửa bùng nổ, mà là do những loài động vật đầu tiên của Trái đất gây ra.

Trong suốt ba tỉ năm, các loài vi sinh vật là sự sống duy nhất có mặt trên hành tinh. Sau đó, một số loài vi sinh vật này khám phá ra cách quang hợp để chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành năng lượng. Tuy nhiên, quá trình quang hợp lại tạo ra oxy là chất độc đối với hầu hết các loài vi sinh vật, vốn đã quen sống trong môi trường không có oxy.

Nguyên nhân thực sự của cuộc ‘đại tuyệt chủng’ đầu tiên trong lịch sử - anh 1

Các loài sinh vật trong thời kỳ Ediacara đã làm chủ Trái Đất vào khoảng 600 triệu năm trước.

Các loài vi sinh vật có thể quang hợp dần tiến hóa thành các dạng sống đa bào phức tạp hơn được gọi là Ediacara. Những thể sống này đã làm chủ Trái Đất vào khoảng 600 triệu năm trước. Hầu hết chúng là các dạng thủy sinh không di chuyển được và có hình dạng đĩa, hình ống, dạng lá hay kết lại với nhau.

Giới cổ sinh vật học gọi thời kỳ này là “Khu vườn Ediacara”, do sự yên bình thanh tịnh của thời kỳ này. Hòa bình đã ngự trị suốt hơn 60 triệu năm, cho đến khi các loài Ediacara tiến hóa thành các loài động vật đầu tiên, tức những sinh vật có thể di chuyển độc lập và tiêu thụ các sinh vật khác.

Các nhà khoa học cho rằng chính những loài động vật mới này đã quét sạch các loài Ediacara, đánh dấu cuộc đại tuyệt chủng đầu tiên trên Trái đất.

Simon Darroch, Phó giáo sư về trái đất và khoa học môi trường tại Đại học Vanderbilt, cho biết: “Con người đã dần nhận ra rằng các loài sinh vật hoàn toàn có thể gây ra các vụ tuyệt chủng diện rộng”.

Các nghiên cứu tương đối trên nhiều quần thể Ediaraca đã củng cố vững chắc giả thuyết rằng chính sự xuất hiện của các loài động vật phức tạp có thể làm thay đổi môi trường sống, hay như ta gọi là “các kỹ sư hệ sinh thái”, đã gây ra sự biến mất của các loài Ediacara.

Như vậy, nguyên nhân cuộc ‘đại tuyệt chủng’ đầu tiên trong lịch sử diễn ra khoảng 540 triệu năm trước là do những loài động vật đầu tiên của Trái đất gây ra.

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

- 5 cuộc Đại Tuyệt Chủng lớn nhất trên Trái đất

- Bằng chứng Trái đất đang bước vào thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6

- 10 sự thật bất ngờ về khủng long

- Những dự báo về tương lai của loài người và Trái đất trong vòng 85 năm tới

Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.