Nhà Trắng ra sao khi vắng bóng đệ nhất phu nhân Mỹ?

Dù không sống ở Nhà Trắng, Melania Trump có thể quán xuyến công việc từ xa với đội ngũ hỗ trợ chuyên biệt hoặc nhờ một người thân tạm thay thế vai trò của bà.
Melania Trump, phu nhân của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng cậu con trai út Barron Trump. Ảnh: People
Melania Trump, phu nhân của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng cậu con trai út Barron Trump. Ảnh: People

Một trong những thủ tục tồn tại lâu đời nhất của quy trình chuyển giao quyền lực tổng thống Mỹ là vào ngày lễ nhậm chức, một đệ nhất gia đình sẽ quay trở về quê nhà, trong khi đó, một đệ nhất gia đình khác sẽ chuyển vào Nhà Trắng.

Tuy nhiên, sau ngày lễ nhậm chức tổng thống 20/1, truyền thống này sẽ bị đảo lộn vì bà Melania Trump, vợ của tổng thống đắc cử Donald Trump có kế hoạch ở lại New York cùng với con trai nhỏ Barron, 10 tuổi, ít nhất cho đến khi cậu bé hoàn thành năm học.

Trong khi đó, gia đình Obama cũng trì hoãn kế hoạch rời khỏi thủ đô. Họ sẽ ở nhà mới chỉ cách Nhà Trắng vài km, để con gái Sasha, 15 tuổi, hoàn thành xong cấp trung học ở đây. Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã bày tỏ mong muốn ở lại thủ đô để tham gia các công tác xã hội và sự hiện diện của bà ở Washington có thể lấn át hình ảnh của tân đệ nhất phu nhân Melania Trump, người sẽ vắng mặt ở thủ đô trong ít nhất 6 tháng nắm quyền đầu tiên của Donald Trump, theo Washington Post.

Vận hành bình thường

Song theo nhà bình luận Krissah Thompson, không có lý do nào để cho rằng Nhà Trắng sẽ hoạt động khác biệt nhiều khi vắng bóng đệ nhất phu nhân. Cánh Đông của Nhà Trắng - không gian làm việc của đệ nhất phu nhân Mỹ, sẽ hoạt động bình thường. Các buổi quốc yến sẽ vẫn được lên kế hoạch. Các chuyến thăm đoàn thể đến Nhà Trắng sẽ được sắp xếp và nơi ở của tổng thống sẽ được một đội ngũ quản gia, người giúp việc cùng nhân viên làm vườn lo liệu.

"Nhà Trắng điều chỉnh cho phù hợp với người đến ở và những người này cũng phải điều chỉnh để thích nghi với Nhà Trắng", Anita McBride, một cố vấn dưới thời Tổng thống George W. Bush và làm việc với tư cách như "chánh văn phòng" của đệ nhất phu nhân Laura Bush, cho biết. "Mỗi đời tổng thống mỗi khác nhưng giống như mọi thứ trong cuộc bầu cử năm nay, bộ quy tắc ở Nhà Trắng được viết lại mỗi ngày. Vai trò của đệ nhất phu nhân thực sự được xác định bởi chính họ", McBride nói.

Có thể văn phòng đệ nhất phu nhân Melania Trump sẽ đưa ra ít sáng kiến hơn trong vài tháng đầu tiên, nhưng McBride dự báo đội ngũ của ông Trump sẽ thuê một đội nhân viên cho phu nhân và sẽ đưa ra các chương trình hoạt động.

Người nhà thay thế

Về các hoạt động mang tính nghi lễ, McBride được nghe nói là khi cần thiết, bà Melania có thể đến Nhà Trắng để tham gia các sự kiện nhưng ông Trump cũng có các thành viên khác trong gia đình có thể hỗ trợ bà hoàn thành các nhiệm vụ này.

Đã nhiều thập kỷ trôi qua kể từ khi những người con gái, chị em gái hay cháu gái đảm nhận thay thế vai trò của đệ nhất phu nhân Mỹ, nhưng việc này đã có nhiều tiền lệ. Jacqueline Kennedy, phu nhân của Tổng thống John F. Kennedy, thích cuộc sống riêng tư và đã ra ngoài rất nhiều trong thời gian ở Nhà Trắng. Vì vậy, những người bà con của Tổng thống Kennedy đã lấp khoảng trống khi bà Jacqueline vắng mặt. Tương tự, phu nhân Bess Truman của Tổng thống Mỹ thứ 33 Harry S. Truman thường dành thời gian nghỉ hè ở bang Missouri cùng với con gái Margaret.

"Bà Bess Truman cảm thấy Margaret bị tiếp xúc nhiều với thế giới quyền lực và sự hào nhoáng ở khu vực bờ đông nước Mỹ, bà cho rằng con gái nên được giáo dục ở khu vực trung tây nước Mỹ và nên giữ tâm trí tỉnh táo", Myra Gutin, một học giả chuyên nghiên cứu về các đệ nhất phu nhân ở Đại học Rider, bang New Jersey, nói.

Hầu hết đệ nhất gia đình đến Nhà Trắng cùng con nhỏ, chẳng hạn nhà Obama, Jimmy Carter hay Bill Clinton, đều đăng ký nhập học cho con cái tại các trường ở Washington vào nửa chừng năm học.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghị sĩ đến thủ đô làm việc nhưng để lại gia đình ở quê nhà. Đối với các nghị sĩ, đây là cách duy trì mối quan hệ gần gũi hơn với cử tri ở khu vực của họ và cho thấy sự độc lập với môi trường văn hóa chính trị thủ đô. Tuy nhiên, một số nhà phê bình cho rằng thông lệ này đang làm gia tăng tinh thần đảng phái, vì các nghị sĩ sẽ rời Washington về thăm nhà vào mỗi dịp cuối tuần và dành rất ít thời gian để giao thiệp với nhau.

Nhiều đệ nhất phu nhân không muốn làm tâm điểm chú ý, Gil Troy, một nhà sử học ở Đại học McGill, Canada, nói. "Nhưng luật bất thành văn là trọng trách tổng thống phải do cả gia đình gánh vác". Troy nói. Khi vợ và con trai út của ông Trump không ở Nhà Trắng, truyền thông sẽ không thể có những bức ảnh gia đình đầm ấm của ông Trump - những mẩu tin tức có thể giúp người dân thêm thiện cảm với ông, Troy nhận định.

Ông cho rằng tổng thống là một trong những công việc cô đơn nhất thế giới. "Có vợ con bên cạnh có thể giúp cân bằng. Đệ nhất phu nhân có thể mang lại làn gió nhẹ cho cánh buồm trên con tàu chính trị của một tổng thống, vậy nên, họ không nên để mất cơ hội này", Troy nói thêm.

Đội ngũ hỗ trợ

Đệ nhất phu nhân nước Mỹ phải làm việc không lương và nhiệm vụ của họ không được quy định trong hiến pháp Mỹ. Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn có bộ máy hỗ trợ cho vị trí không chính thức này. Phu nhân của tổng thống thường thuê một thư ký xã hội và 4 hoặc 5 nhân viên để giám sát hàng trăm sự kiện diễn ra mỗi năm ở Nhà Trắng.

Có một văn phòng thư tín, một bộ phận trang trí hoa, đầu bếp và một đội nhân viên có nhiệm vụ chăm sóc tư dinh của gia đình tổng thống ở Nhà Trắng. Những người này làm việc sát cánh với đội ngũ nhân viên của đệ nhất phu nhân hơn là tổng thống.

Bất cứ khi nào đệ nhất phu nhân Laura Bush đi vắng, các nhân viên của bà có đủ khả năng làm việc với bà từ xa để sắp xếp cho các sự kiện lớn, Bob Scanlan, một nhân viên chăm sóc vườn hoa ở Nhà Trắng suốt 13 năm dưới thời gia đình Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama, cho biết.

"Có những lần có nhiều yến tiệc được tổ chức cùng một lúc và chúng tôi phải chụp ảnh, rồi thư ký xã hội sẽ email chúng đến đệ nhất phu nhân để bà ấy xem mô hình bài trí nếu bà không có mặt ở Nhà Trắng. Với công nghệ, mọi việc thay đổi rất nhiều", Scanlan nói.

Nhà Trắng ra sao khi vắng bóng đệ nhất phu nhân Mỹ? ảnh 1Đệ nhất phu nhân Michelle Obama (phải) trao đổi kinh nghiệm nuôi con ở Nhà Trắng với Melania Trump ngày 10/11. Ảnh: White House.

Một trong những sự kiện chính thức ở Nhà Trắng được lên kế hoạch ngay sau lễ nhậm chức tổng thống là Tiệc Thống đốc, do tổng thống và đệ nhất phu nhân chủ trì. Các nhân viên của Nhà Trắng thường hỗ trợ đệ nhất gia đình Mỹ nắm vững hoạt động của buổi tiệc này.

"Chúng tôi đã phục vụ những chính quyền mà đệ nhất phu nhân không tham gia quá nhiều vào công việc điều phối Nhà Trắng vì bà ấy quan tâm đến những thứ khác, đáng chú ý là Rosalynn Carter và Hillary Clinton, song mọi việc vẫn diễn ra suôn sẻ. Thành thực mà nói, thư ký xã hội của đệ nhất phu nhân biết rất rõ cách thức điều phối công việc", Roland Mesnier, một đầu bếp làm bánh lâu năm ở Nhà Trắng, cho biết.

Melania Trump đã tuyên bố rõ trong quá trình vận động tranh cử tổng thống của chồng rằng việc điều chỉnh để thích nghi cho con trai 10 tuổi Barron là ưu tiên số một của bà. Donald Trump cho biết cậu bé sẽ hoàn thành năm học ở trường tại Manhattan, New York.

8 năm trước, Michelle Obama cũng đã cân nhắc nhiều về việc ở lại Chicago, Illinois cùng với các con gái nhỏ vì bà không muốn làm gián đoạn việc học của hai cô bé. Nhưng cuối cùng, bà quyết định đến Nhà Trắng với ông Obama ngay từ đầu nhiệm kỳ.

Một số nhà phê bình cho rằng việc gia đình Trump muốn ở lại căn hộ penthouse ở New York là dấu hiệu đáng lo ngại. "Đây là động thái coi thường thủ đô Washington D.C, từ đó làm xói mòn tính chính thống của chính quyền", nhà văn Daniel Mendelsohn viết trên Twitter.

Tuy nhiên, Kate Andersen Brower, tác giả hai cuốn sách về cuộc sống ở Nhà Trắng, xem quyết định đó xuất phát từ hoàn cảnh thực tế hơn là chính trị. "Melania là người hành động theo thói quen và việc dọn đến sống tại Washington sẽ mang lại xáo trộn lớn vào thời điểm này. Nhưng đặc quyền to lớn của việc sống trong Nhà Trắng sẽ khó bị phớt lờ quá lâu. Quy tắc là bạn phải đến đó sống. Bạn phải điều chỉnh để quen với cuộc sống mới", bà nói.

Theo Vnexpress
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.