Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được

Cùng nhìn lại những hình ảnh tuyệt đẹp sau 25 năm cống hiến của kính thiên văn Hubble (24/4/1990 - 24/4/2015) trong hành trình khám phá những bí ẩn to lớn của vũ trụ.
Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được

25 năm về trước vào ngày 24/4/1990, NASA đã phóng thành công kính thiên văn Hubble vào không gian. Dự án 2,5 tỷ đô này đã mở ra một cuộc cách mạng trong ngành thiên văn học thế giới, thay đổi cách con người tri nhận về quy mô cấu trúc của không gian.

Được ví như “cửa sổ nhìn vào không gian” của Trái đất, Hubble được trang bị máy ảnh cùng các thiết bị có khả năng chụp ảnh trong không gian từ khoảng cách 3,4 tỷ năm ánh sáng (1 năm ánh sáng tương đương 9.460.730.472.580,8 km).

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 1

Tinh vân NGC 604 trong thiên hà M33 vào ngày 17/1/2013

Kể từ năm 1990, Hubble đã thực hiện khoảng 1,2 triệu cuộc quan sát, cứ 97 phút lại hoàn thành một vòng quay quanh Trái đất với tốc độ khoảng 27.358 km/h.

Sau 25 năm phục vụ, sứ mệnh không gian của Hubble đang dần đi đến hồi kết. Tiếp nối sứ mệnh lịch sử của Hubble là kính thiên văn James Webb (JWST) dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2018.

Hãy cùng nhìn lại những hình ảnh đáng nhớ đánh dấu những cống hiến của Hubble trong hành trình 25 năm giúp con người khám phá vũ trụ rộng lớn đầy bí ẩn.

Ảnh 1:

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 2

Kính thiên văn Hubble tách ra từ tàu con thoi Endeavour của NASA vào năm 1993 sau khi hệ thống quang học, con quay hồi chuyển và tấm pin mặt trời đã được sửa chữa.

Ảnh 2:

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 3

"Tinh vân cánh bướm" tuyệt đẹp được Hubble chụp lại trong không gian

Còn được gọi là “tinh vân cánh bướm” với hình dáng đồng hồ cát, tinh vân hành tinh NGC 6302 hình thành từ những đám bui khí được nung nóng đến nhiệt độ 20.000°C trong vụ nổ của một ngôi sao lớn gấp 5 lần Mặt trời. Các đám bụi khí lan ra với tốc độ như xuyên xé không gian – khoảng 965.000km/h.

Các đám bụi khí này đã trôi nổi ngoài không gian khoảng 2.200 năm và sải cánh của “bướm khổng lồ” có chiều dài khoảng 2 năm ánh sáng. NGC 6302 nằm trong dải Ngân hà, cách chòm sao Bọ Cạp khoảng 3.800 năm ánh sáng. Hình ảnh được Hubble được chụp vào ngày 27/7/2009.

Ảnh 3:

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 4

Bức ảnh màu (bên phải) cho thấy những vùng của sao Mộc chịu tác động từ vụ va chạm

Ảnh ghép cho thấy đường đi của sao chổi P/Shoemaker-Levy 9 có hướng đến gần sao Mộc vào tháng 5/1994 (ảnh trái). Và đến tháng 7/1994, sao chổi này đã va chạm với sao Mộc. Bức ảnh màu (bên phải) cho thấy những vùng của sao Mộc chịu tác động từ vụ va chạm.

Ảnh 4:

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 5

Thiên hà NGC 3982 có kích thước bằng 1/3 dải Ngân hà của chúng ta

Thiên hà NGC 3982 nằm cách chòm sao Gấu Lớn khoảng 68 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này có kích thước khoảng 30.000 năm ánh sáng, bằng 1/3 dải Ngân hà của chúng ta.

Để có được bức ảnh màu, các nhà khoa học đã sử dụng tính năng Multiple Exposure (chụp nhiều lần trên một tấm hình) của camera quan sát hành tinh trên diện rộng (WFPC2), camera khảo sát tiên tiến (ACS) và camera trường rộng (WFC3) của kính thiên văn Hubble. Quan sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2000 đến tháng 8/2009.

Ảnh 5:

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 6

Ảnh chụp cận trung tâm đại tinh vân Orion do kính thiên văn Hubble ghi lại

Ảnh chụp cận trung tâm đại tinh vân Orion với tầm quan sát lên đến gần 2,5 năm ánh sáng. Bức ảnh cho thấy xung quanh trung tâm đại tinh vân này là cụm sao có tên gọi Trapezium.

Đại tinh vân Orion, còn có tên gọi là M31 hay NGC 1976, có thể nhìn thấy bằng mắt thường và trông giống như “ngôi sao” chính giữa “thanh kiếm” được giắt vào thắt lưng của chàng Thợ Săn (Orion là chòm sao Thợ Săn).

Ảnh 6:

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 7

SNR 0509-67.5, một siêu tân tinh loại Ia, xảy ra từ một vụ nổ siêu tân tinh 400 năm trước

SNR 0509-67.5, một siêu tân tinh loại Ia, xảy ra từ một vụ nổ siêu tân tinh 400 năm trước. Những tàn dư siêu tân tinh nằm trong Đám mây Magellan Lớn (LMC), một thiên hà nhỏ bé cách Trái đất khoảng 170.000 năm ánh sáng.

“Bong bóng” bụi khí khổng lồ này có kích thước 23 năm ánh sáng và đang không ngừng lan rộng với tốc độ 5.000 km mỗi giây.

Ảnh 7:

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 8

Một phi hành gia đang níu một chân trên cánh tay robot của tàu con thoi Endeavour để sửa chữa kính thiên văn Hubble

Do bóng tối nên khó có thể nhận ra một phi hành gia đang níu một chân trên cánh tay robot của tàu con thoi Endeavour để thực hiện nhiệm vụ thay một trong những tấm năng lượng Mặt trời trên kính thiên văn Hubble vào ngày 9/12/1993. Lúc này, hình ảnh Trái đất lờ mờ hiện ra sau lưng phi hành gia.

Ảnh 8:

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 9

Tinh vân biến quang Hubble

Được đặt tên theo nhà thiên văn học Mỹ Edwin P. Hubble, tinh vân biến quang Hubble là một đám bụi khí hình quạt nhận ánh sáng từ một ngôi sao gần đó.

Ảnh 9:

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 10

Bức ảnh chụp sự ra đời của các ngôi sao trong tinh vân Carina

Tinh vân Carina là vùng sinh ra các ngôi sao ở cánh tay Carina-Sagittarius của dải Ngân hà cách Trái đất 7.500 năm ánh sáng. Đài quan sát Chandra X-Ray đã phát hiện hơn 14.000 ngôi sao sinh ra trong khu vực này.

Ảnh 10:

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 11

Tinh vân hành tinh IC 418 sáng rực rỡ như một viên ngọc đa diện

Nằm cách Trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng, tinh vân hành tinh IC 418 sáng rực rỡ như một viên ngọc đa diện.

Vài ngàn năm trước, IC 418 từng là một ngôi sao đỏ khổng lồ, tuy nhiên sau đó, lớp vỏ ngoài cùng đã nở bung ra trong không gian và tinh vân IC 418 được hình thành, ngày càng mở rộng với đường kính hiện tại vào khoảng 0,1 năm ánh sáng.

Bức xạ cực tím từ những tàn dư của ngôi sao trung tâm kích thích các nguyên tử trong đám bụi khí xung quanh khiến chúng sáng rực lên.

Ảnh 11:

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 12

Ảnh chụp các đám mây khí trong tinh vân NGC 604 trong thiên hà M33 vào ngày 17/1/2013

Nằm ở trung tâm của tinh vân này là hơn 200 ngôi sao nóng với kích thước lớn gấp 15 đến 60 lần so với Mặt trời.

Có thể bạn quan tâm:

Những câu nói bậc thầy của huyền thoại Lý Tiểu Long

Ánh sáng tia cực tím từ các ngôi sao này đã nung nóng đám khí của tinh vân và khiến chúng phát quang rực rỡ. NGC 604 là một tinh vân lớn khác thường với kích thước khoảng 1.500 năm ánh sáng, nó nằm trong thiên hà M33 cách Trái đất khoảng 2,7 triệu năm ánh sáng.

Ảnh 12:

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 13

Hình ảnh các ngôi sao và cụm sao do Camera WFC3 sắc nét của kính thiên văn Hubble ghi lại

Camera WFC3 sắc nét của kính thiên văn Hubble đã ghi lại được hình ảnh hàng trăm cụm sao trẻ, cụm sao cầu già cỗi, cùng hàng trăm ngàn ngôi sao lẻ, chủ yếu là những ngôi sao siêu khổng lồ màu xanh dương hoặc màu đỏ.

Những ngôi sao và cụm sao này được sinh ra trong thiên hà Messier 83 hay còn gọi là thiên hà Chong chóng Phương nam (Southern Pinwheel). Hình ảnh được chụp vào tháng 8/2009 đem đến cái nhìn cận cảnh về vô số ngôi sao gần lõi thiên hà - vùng trắng sáng nhất phía bên phải.

Ảnh 13:

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất do kính Hubble chụp được - anh 14

Bức ảnh chụp Vùng Siêu sâu Hubble (Hubble Ultra Deep Field)

Bức ảnh chụp vùng khoảng 10.000 thiên hà nằm trong vùng không gian có tên gọi Vùng Siêu sâu Hubble (Hubble Ultra Deep Field).

Những thiên hà nhỏ nhất, đỏ nhất và có lẽ cũng là những thiên hà xa xôi nhất con người từng biết đến đã tồn tại từ khi vũ trụ mới 800 triệu năm tuổi. Trong khi đó, những thiên hà gần nhất (có kích thước lớn hơn, sáng hơn và có dạng xoắn ốc hay elip rõ ràng hơn) mới phát triển mạnh khoảng 1 tỷ năm về trước, khi vũ trụ 13 tỉ năm tuổi.

Để có được bức hình này, Hubble đã phải quay quanh quỹ đạo Trái đất 400 lần, thực hiện 800 lần chụp phơi sáng với tổng thời gian chụp phơi sáng là 11,3 ngày. Các bức ảnh được chụp từ ngày 24/9/2003 đến 16/1/2004.

*Nguồn ảnh: NASA

Xem thêm:

1. 5 xạ thủ bắn tỉa nguy hiểm nhất trong lịch sử

2. Những biến đổi cơ thể của phi hành gia khi sống trong vũ trụ

3. NASA: Phát hiện đại dương ngầm siêu khổng lồ trên Ganymede, mặt trăng lớn nhất sao Mộc

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.