Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử

Các công trình khám phá vũ trụ này ‘ngốn’ đến hàng trăm tỷ USD. Trong đó, Chương trình phóng tàu con thoi của NASA khiến Mỹ bỏ ra 196 tỷ USD.
Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử

Theo thống kê của TheRichest, các công trình khám phá vũ trụ dưới đây được xem là tốn kém nhất trong lịch sử khám phá bí ẩn lớn nhất của loài người.

Chương trình phóng tàu con thoi của NASA - 196 tỷ USD

Được xem là công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử, với tổng dự án đầu tư cho đến thời điểm hiện tại là 196 tỷ USD.

Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử - anh 1

Bệ phóng tàu con thoi của NASA

Bệ phóng tên lửa do NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) xây dựng từ năm 1972. Hai trong số những tàu con thoi này đã nổ tung là Columbi và Challenger và 14 phi hành gia đã tử nạn.

Vụ phóng gần đây nhất là do con tàu Atlantis đảm nhận, ngày 8/7/2011, hạ cánh ngày 21/7/2011.

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) - 160 tỷ USD

Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS là một trong những công trình quan trọng nhất trong lịch sử khám phá vũ trụ của loài người.

Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử - anh 2

Trạm Vũ trụ quốc tế ISS

Chính thức đi vào hoạt động năm 2000 sau 2 năm xây dựng, ISS được xem là nơi sinh sống và nghiên cứu của các nhà khoa học ưu tú. Có thể nói ISS mang lại rất nhiều ‘công’ trong công cuộc khám phá vũ trụ của loài người.

Từ năm 1985 đến năm 2015, Nasa đóng góp khoảng 59 tỷ USD vào dự án này, Nga khoảng 12 tỷ USD và Cơ quan vũ trụ Châu Âu 5 tỷ USD và Nhật 5 tỷ USD. Mỗi chuyến bay vào không gian phục vụ việc xây trạm vũ trụ quốc tế tốn kém 1,4 tỷ USD.

Chương trình vũ trụ Apollo – 25,4 tỷ USD

Chương trình vũ trụ Apollo được hậu thuẫn bởi Chính phủ Mỹ dưới quyền Tổng thống J.F. Kennedy.

Thành công đáng kể nhất của chương trình này chính là việc đưa hai người đàn ông đầu tiên lên Mặt trăng là Neil Armstrong và Buzz Adrin năm 1969.

Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử - anh 3

Neil Armstrong và dấu chân huyền thoại trên mặt trăng

Thiết bị định vị toàn cầu (GPS) – 12 tỷ USD

Hệ thống định vị toàn cầu GPS bao gồm 24 vệ tinh cho phép bất kỳ ai có thể xác định vị trí của mình ở bất kỳ đâu trên thế giới. Chi phí ban đầu để đưa các vệ tinh này vào vận hành là 12 tỷ USD và khoản chi phí vẫn hành hàng năm là 750 triệu USD.

Kết hợp với Google Maps, hệ thống này cho phép bất cứ ai với một máy thu GPS có thể xác định vị trí của mình rất hiệu quả. Một loạt các vệ tinh GPS được dự kiến đưa vào quỹ đạo trong năm nay tuy nhiên hiện đang bị trì hoãn.

Kính thiên văn vũ trụ James Webb - 8,8 tỷ USD

Kính thiên văn James Webb dự kiến sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2018. Địa điểm đặt kính thiên văn khổng lồ này là tại Guiana, Pháp.

Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử - anh 4

Mô hình Kính thiên văn vũ trụ James Webb

Kính thiên văn này giúp các hà khoa học có thể quan sát kỹ hơn những hành tinh nằm ngoài Dải Ngân hà với hy vọng có thể tìm kiếm thêm những hành tinh tồn tại sự sống hoặc phù hợp với loài người.

Chương trình Viking - 3,8 tỷ USD

Đây là một chương trình thám hiểm Sao Hỏa không người lái của NASA, bao gồm Viking 1 và Viking 2 (Viking 1 được phóng ngày 20 tháng 8, 1975, còn Viking 2 được phóng ngày 9 tháng 9, 1975).

Xem thêm về Khám phá Vũ trụ

1. Phát hiện: NASA chụp được ảnh màu đầu tiên của sao Diêm vương

2. 10 hành tinh không bao giờ có sự sống trong vũ trụ

3. Trái đất thời Kỷ Băng hà có gì khác biệt?

Mỗi cuộc thám hiểm này đều có vệ tinhdùng để chụp ảnh bề mặt Sao Hỏa từ quỹ đạo bay quanh hành tinh này, và để trung chuyển dữ liệu vềTrái Đất cho một trạm mặt đất Viking. Đây là chương trình tốn kém và nhiều tham vọng nhất từng được gửi đến Sao Hỏa.

Dự án Cassini-Huygens - 3,26 tỷ USD

Dự án chính thức mang tên là Cassini-Huygens diễn ra vào năm 2004 tiêu tốn của NASA, ESA (Cơ quan không gian châu Âu) và ISS (trạm vũ trụ quốc tế) hơn 3 tỷ USD.

Nhờ Dự án Cassini-Huygens, các nhà khoa học có thêm nhiều hiểu biết mới về các hành tinh, tạo ra những cải tiến vượt bậc về công nghệ vũ trụ hay nghiên cứu thêm những biến đổi trên Sao Thổ ...

Robot Curiosity - 2,5 tỷ USD

Robot phục vụ mục đích thám hiểm Sao Hỏa mang tên Curiosity bắt đầu công việc tháng 8/2012.

Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử - anh 5

Robot Curiosity với sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa

Vào đầu năm nay, tàu thăm dò Curiosity đã có một hành trình dài trọn 1 năm trên bề mặt Sao Hỏa, tương đương với 687 ngày trên trái đất.

Sứ mệnh của Robot này là khám phá địa chất cùng với khí hậu của hành tinh này để tính toán xem liệu môi trường có đủ để tạo ra sự sống cho loài người hay không.

Đài quan sát vũ trụ Herschel - 1,3 tỷ USD

Còn có tên là Kính thiên văn Herschel, Đài quan sát vũ trụ Herschel là đài quan sát hồng ngoại lớn nhất từng được xây dựng trong lịch sử ngành vũ trụ thế giới.

Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử - anh 6

Đài quan sát vũ trụ Herschel

Nhờ đài Herschel, con người trên Trái đất mới có thể chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp của Mặt trời và muôn vì sao khác.

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

1. Ngắm mưa sao băng Lyrid cực đẹp vào đêm 22/4

2. Cuộc đời vĩ đại của Galileo Galilei – ‘Cha đẻ của khoa học hiện đại’

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.