Những đứa trẻ ngày nào cũng nhập cảnh Mỹ để đi học

(Ngày Nay) - Gần 800 trẻ nhỏ sống ở Mexico hàng ngày nhập cảnh vào Mỹ để đi học.
    Cứ đúng 8 giờ mỗi sáng, khoảng 800 em nhỏ đeo cặp xách trên lưng xếp thành hàng dài ở cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh vào Mỹ. Ảnh: CNN
    Cứ đúng 8 giờ mỗi sáng, khoảng 800 em nhỏ đeo cặp xách trên lưng xếp thành hàng dài ở cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh vào Mỹ. Ảnh: CNN

    Khi JoAnna Rodriguez, học sinh lớp 5, lên xe ôtô chuẩn bị đến trường mới phát hiện ra mình bỏ quên một thứ quan trọng ở nhà. Không phải cuốn vở bài tập. Không phải bữa trưa mang đến trường. Cô bé rút điện thoại và gọi về cho mẹ.

    "Mẹ ơi, con quên hộ chiếu", cô bé nói.

    Cô bé 11 tuổi này chỉ một trong số gần 800 trẻ em hàng ngày từ Mexico vào Mỹ để đi học. Những đứa trẻ này đều là công dân Mỹ nhưng đang sống ở thị trấn Palomas, Mexico cùng cha mẹ, những người từng cư trú bất hợp pháp ở Mỹ và đã bị trục xuất về nước, CNN đưa tin

    Cứ đúng 8 giờ mỗi sáng, các em nhỏ đeo cặp xách trên lưng xếp thành hàng dài ở cửa khẩu kiểm soát của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ để làm thủ tục nhập cảnh.

    "Trong túi cháu có gì thế?", một nhân viên hải quan hỏi.

    "Kẹo ạ", một bé gái mặc váy hồng đính kim tuyến lấp lánh trả lời.

    Quy trình kiểm tra an ninh như thế lặp đi lặp lại hàng ngày.

    Khi bọn trẻ lên xe bus của trường thì cha mẹ chúng đứng ở phía bên kia biên giới vẫy tay chào tạm biệt.

    Bang New Mexico, Mỹ cho phép tất cả trẻ em là công dân Mỹ, dù sinh sống ở đâu, đều được đi học miễn phí ở các trường công lập.

    Trường tiểu học Columbus hiện có 700 học sinh và 2/3 trong số đó đang sống cùng gia đình ở phía bên kia biên giới, theo hiệu trưởng Armando Chavez.

    Tại ngôi trường song ngữ này, người ta có thể dễ dàng thấy đầu hành lang, học sinh lớp một đang ngồi học bảng chữ cái tiếng Anh, cuối hành lang, các học sinh lớp hai đang chia động từ tiếng Tây Ban Nha. Hàng sáng, tất cả học sinh trong trường làm lễ chào cờ bằng cả hai thứ tiếng.

    Tan đàn xẻ nghé

    Cha của cô bé JoAnna Rodriguez, làm nghề sửa máy móc, là người lạc quan, yêu thiên nhiên và động vật.

    Mẹ cô bé, đang theo học ngành giáo dục, là người chu đáo và cởi mở.

    Mẹ của JoAnna Rodriguez là công dân Mỹ nhưng cha cô bé thì không.

    Năm 2007, Jesus Rodriguez, 35 tuổi, bị bắt sau nhiều lần vượt biên bất hợp pháp vào Mỹ. Sau khi bị trục xuất, anh đã phải sống xa vợ con 5 năm. Trong suốt thời gian đó, cứ đến cuối tuần vợ anh lại chở hai con gái tới thành phố Ciudad Juarez, bang Chihuahua, Mexico để thăm chồng.

    "Các con tôi không có thời gian bên cạnh cha. Những nụ hôn chúc ngủ ngon mỗi tối, chiếc răng sữa đầu tiên rụng, bước đi đầu tiên… tất cả những khoảnh khắc đó chồng tôi đều bỏ lỡ", cô Rodriguez nói.

    Nhờ có trường tiểu học Columbus mà gia đình Rodriguez được sống cùng nhau dưới một mái nhà.

    "Chúng tôi hay nói về một ngày nào đó cả gia đình cùng đi siêu thị Walmart," cô Rodriguez nói, "Chỉ những điều đơn giản thế thôi".

    "Cháu rất buồn vì ngày lễ tốt nghiệp sắp tới rồi mà bố cháu sẽ không thể đến dự", bé JoAnna Rodriguez tâm sự.

    Sau 10 năm kể từ ngày bị trục xuất, Jesus Rodriguez mới có thể nộp đơn xin nhập cảnh vào Mỹ. Nhưng anh lo sợ chính quyền của Tổng thống Donald Trump siết chặt luật nhập cư và ước mơ cùng cả nhà đi siêu thị của gia đình Rodriguez sẽ không bao giờ thành hiện thực.

    "Tôi lo chứ nhưng thôi hãy để Chúa định đoạt", Jesus Rodriguez nói, "Tôi tin Chúa sẽ giúp chúng tôi".

    Theo Vnexpress
    Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
    Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
    Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
    Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
    Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
    Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
    Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
    Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
    Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
    Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
    Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
    (Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
    Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
    Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
    (Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
    Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
    Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
    (Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
    Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
    Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
    (Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.