Những góc khuất bí ẩn về cuộc đời 'Thanh Thiên Bao Đại Nhân'

Bao Công từ lúc phát bệnh đến lúc chết chỉ có 13 ngày, trong thời gian này lại còn sử dụng "thuốc tốt" của vua ban. Chính điều này đã gây ra nhiều tranh luận, nghi vấn nhiều đời qua.
Những góc khuất bí ẩn về cuộc đời 'Thanh Thiên Bao Đại Nhân'

Bao Thanh Thiên, tên thật là Bao Chửng (999 – 1062), ngoài ra ông còn được người đời gọi bằng nhiều cái tên khác như Bao Công, Bao Hắc Tử, Bao Học Sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).Bao Thanh Thiên, tên thật là Bao Chửng (999 – 1062), ngoài ra ông còn được người đời gọi bằng nhiều cái tên khác như Bao Công, Bao Hắc Tử, Bao Học Sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).

Nhân vật Bao Công được đưa vào những bộ phim rất thành công và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, một số tình tiết trong phim lại hoàn toàn khác so với Bao Công thật sự.

Những góc khuất bí ẩn về cuộc đời 'Thanh Thiên Bao Đại Nhân' ảnh 1

Hình ảnh phác họa Bao Công thật sự.

Mặt Bao Công không hề đen và cũng không có vết sẹo hình trăng khuyết trên vầng trán

Ông thậm chí lại trắng trẻo và có phần thư sinh. Tạo hình mặt đen là do ảnh hưởng của Kinh kịch, hát bội. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Do đó, mặt Bao Công được tô đen để khắc họa bản tính liêm chính của ông.

Theo truyền thuyết, Bao Công là Văn Khúc Tinh trên trời giáng phàm, nên ban ngày xử án ở dương gian, ban đêm xử án ở âm ty, vầng trăng trên trán chính là để Bao Công ban đêm có thể xử án của oan hồn dưới âm phủ.

Bao Công sống với cha mẹ, có 1 vợ, 1 thiếp và hai con trai

Nếu trong phim, ta cảm phục Bao Công sống cả đời một mình, hết lòng chăm lo cho dân chúng thì thực tế, Bao Công có một người vợ họ Đổng và một người thiếp họ Tôn. Ông có một người con trai, lấy vợ họ Thôi. Nhưng chỉ hai năm sau, con trai cũng bỏ đi. Đến năm Bao Công 59 tuổi, người thiếp họ Tôn sinh cho ông người con thứ hai. Đứa con út sau này được chị dâu của ông nuôi dưỡng.

Ngoài ra, Bao Công sống với cha mẹ, chứ không phải là vì sinh ra mặt đen mà bị cha mẹ bỏ đi, do "Tẩu nương" (chị dâu) nuôi nấng, hoàn toàn không giống như xuất thân trong phim.

Bao Công chỉ giữ chức ở Phủ Khai Phong đúng một năm và không có sự giúp sức của Công Tôn Sách

Bao Công làm quan Phủ Doãn Phủ Khai Phong, ở Phủ Khai Phong xử án chỉ có 1 năm, thời gian còn lại, Bao Công thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Có Ngự Tiền thị vệ Tứ Phẩm Đới đao hộ vệ Triển Chiêu bảo vệ cho Bao Công, nhưng kiểm tra các sử sách thì không có tên của Công Tôn Sách giúp việc cho Bao Công. Do đó, rất có thể nhân vật Công Tôn Sách là hư cấu.

Những góc khuất bí ẩn về cuộc đời 'Thanh Thiên Bao Đại Nhân' ảnh 2

Hình ảnh Bao Thanh Thiên trên phim, do diễn viên Kim Siêu Quần thủ vai.

Bao Công bị đầu độc và mất sau 13 ngày trúng độc

Năm 1062, ông lâm bệnh và mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi. Điều đáng nói là thời gian từ lúc ông lâm bệnh cho đến khi mất chỉ 13 ngày, nên người ta vẫn cho rằng ông qua đời một phần do thuốc của nhà vua ban cho. Lúc sinh thời, Bao Công từng xử những vụ án vạch mặt bọn thái y nên bị bọn chúng căm ghét. Rất có thể, đây là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của vị quan thanh liêm này. Hoàng đế Tống Nhân Tông đã đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công làm Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu "Hiếu Túc", có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư. Ngài còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng tại quê nhà.

Tuy nhiên, hiện nay, khu mộ táng Bao Công nằm ở Đại Hưng Tập, ngoại ô phía đông TP Hợp Phì, tỉnh An Huy. Trên mộ chí có ghi về tình trạng qua đời của Bao Công: "Năm Gia Hựu thứ 7, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa".

Như vậy, Bao Công từ lúc phát bệnh đến lúc chết chỉ có 13 ngày, trong thời gian này lại còn sử dụng "thuốc tốt" của vua ban. Chính điều này đã gây ra nhiều tranh luận, nghi vấn nhiều đời qua.

Cái chết của Bao Công vẫn còn nhiều bí ẩn

Ý thức về nghi vấn trên, từ năm 1973, Phòng Nghiên cứu động vật có xương sống và người cổ, Viện Khoa học Trung Quốc đã tiến hành giám định phân loại xương của Bao Công trong khu mộ gia tộc ở Đại Hưng Tập. Tại đây, ngoài mộ Bao Công còn có mộ người vợ chính, con và con dâu. Các nhà khoa học đã thu nhặt được 35 mảnh xương được xác định là của Bao Công thông qua mộ chí và quan tài bằng gỗ nam mộc cực quý.

Các nhà khoa học thuộc Phòng Nghiên cứu năng lượng vật lý cao, Học viện Khoa học Trung Quốc đã phối hợp với Viện Bảo tàng tỉnh An Huy tiến hành xét nghiệm những mảnh xương của Bao Công bằng phương pháp Đồng bộ bức xạ với máy Electron Positron Collider. Kết quả cho thấy, hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương Bao Công cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại, trong khi đó hàm lượng chì và asen (thạch tín) lại thấp hơn người thường.

Ngày xưa, độc dược được sử dụng chủ yếu là tỳ sương (thạch tín, As) và chu sa (thủy ngân, Hg), chúng có độc tính cực mạnh. Theo TS Hồ Hân Dân, viện trưởng Viện Bảo tàng tỉnh An Huy, kết quả này sơ bộ loại trừ khả năng Bao Công bị trúng độc cấp tính do uống phải thuốc có chứa thạch tín.

Về vấn đề hàm lượng thủy ngân cao trong xương Bao Công, có hai khả năng: Một là khi an táng Bao Công, người ta đã cho vào quan tài nhiều chu sa để ướp giữ thi thể, do chu sa xâm thực vào xương dẫn đến hàm lượng thủy ngân tăng cao. Hai là, rất có thể lúc sinh tiền, Bao Công đã từng uống thuốc hay ăn loại thực phẩm có chứa thủy ngân với hàm lượng nhỏ khiến ngộ độc mãn tính.

GS Trình Như Phong, chuyên gia văn sử, phó hội trưởng Hội Nghiên cứu Bao Công TP Hợp Phì cho biết, qua kết quả xét nghiệm có thể kết luận Bao Công không phải chết vì trúng độc do uống "thuốc tốt" của vua Tống. Rất có thể Bao Công bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ nên mới phát bệnh và chết nhanh như vậy.

Ngoài ra, vào đời Tống, ngoài danh tướng Nhạc Phi "được" hoàng đế sai sứ ban độc dược ra thì không có ghi chép nào khác về việc vua giết đại thần. Mặt khác, trên mộ chí Bao Công cũng chứng tỏ sự ân sủng của hoàng đế nhà Tống đối với vị "thiết diện phán quan" này. Do đó, khả năng vua ban độc dược cho Bao Công là rất khó xảy ra.

Linh Tâm

Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.