Nơi IS dám thách thức các cuộc không kích của Mỹ

Đó là nơi IS chọn làm chỗ ẩn nấp cho các thủ lĩnh cấp cao, đồng thời giam giữ tù binh có giá trị và IS tin rằng, Mỹ sẽ không dám không kích nơi đây.
Nơi IS dám thách thức các cuộc không kích của Mỹ

Thảm họa kinh hoàng

Phó Giáo sư Ariel Ahram từ Đại học Bách khoa Virginia (Mỹ) đã từng tới nhiều con đập ở Trung Đông để nghiên cứu về an ninh và phát triển. Giải thích về sự tự tin này của IS, ông Ahram cho rằng, nếu con đập lớn nhất Syria Tabqua bị vỡ, nước từ đó sẽ gây ngập lụt một khu vực rộng lớn ở Iraq và "đồng nghĩa với việc toàn bộ miền đông Syria sẽ không có điện".

Ông Ahram cũng nói: "Đó là một thảm họa sinh thái đối với Iraq và là một thảm họa nhân đạo đối với Syria".

Nơi IS dám thách thức các cuộc không kích của Mỹ ảnh 1

Đập Tabqa là nơi trọng yếu đối với IS và người dân Iraq.

Thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, gần đây, IS kiểm soát người dân ở tỉnh Anbar (Iraq) bằng cách hạn chế dòng chảy từ đập Tabqa, cắt đứt nguồn cung nước.

Một nhà hoạt động thuộc tổ chức vận động chống IS ở Syria Sound & Picture cung cấp thêm rằng, IS đã thiết lập các chốt kiểm soát quanh con đập, bố trí chiến binh nước ngoài với súng ống hạng nặng canh gác, kiểm soát chặt chẽ dân thường tiếp cận khu vực này.

Không chỉ đưa các thủ lĩnh cấp cao tới đập này trú ẩn, IS còn giam giữ rất nhiều tù binh quan trọng ở đây, đặc biệt là những người mà chúng muốn giấu kín không muốn Mỹ và các quốc gia khác phát hiện.

IS nghĩ rằng, tình báo nước ngoài sẽ khó lòng có thể biết được ai đang bị giam ở Tabqua.

Trên thực tế, Wall Street Journal dẫn một nguồn tin hiểu biết sự tình cho hay, Mỹ nắm rất rõ từng hoạt động của IS tại Tabqa và đang lo ngại về làm cách nào để duy trì hoạt động của con đập trong khi IS lại chọn nơi này làm căn cứ cho các chiến dịch của chúng.

Ông Matthew Levitt, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, hiện đang là giám đốc Chương trình Chống khủng bố và Tình báo Stein thuộc Viện Chính sách Cận Đông Washington nhận định:"Đã có những tính toán về các hậu quả không mong muốn cũng như thương vong trong dân thường”.

Theo ông, Mỹ đã từng đặt ra "câu hỏi về việc cần phải sử dụng bom mạnh cỡ nào" để đuổi IS khỏi Tabqa. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa thể “ra tay”.

Chuyên gia Mỹ Aaron Wolf Tất nhiên là lo lắng rồi. Về cơ bản, bạn không bao giờ muốn những kẻ đó kiểm soát các tuyến huyết mạch của khu vực.

Nơi IS dám thách thức các cuộc không kích của Mỹ ảnh 2

Nếu đập bị vỡ thì đó sẽ là một thảm họa kinh hoàng.

Giới chức Mỹ và một vài nhà phân tích về Trung Đông còn lo xa hơn rằng, IS sẽ cho phá hủy con đập này khi chúng cảm thấy quyền lực của mình bị "lung lay".

Theo các chuyên gia, một khi nước tràn từ con đập này, nó có thể cướp đi sinh mạng hàng chục nghìn người.

“Nơi trú ẩn hoàn hảo”

Đập Tabqa được xây dựng vào những năm 1970 với sự giúp đỡ của Nga, nằm cách Raqqa, thành trì của IS ở Syria, 25 dặm về phía Tây. Đập cao hơn 60 mét, dài gần 5 km, kiểm soát dòng chảy của sông Euphrates đổ vào đông nam Syria và miền bắc Iraq. Từ năm 2013, con đập này nằm dưới sự kiểm soát của IS.

Theo Wall Street Journal, tại Iraq và Syria, nơi mà các vùng đất khô cằn chiếm một diện tích lớn, các con đập là biểu trưng của sức mạnh, về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có ít nhất 11 con đập lớn kiểm soát dòng chảy của sông Euphrates ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq. Trong số đó, nhiều con đập cung cấp cho họ nước tưới và giúp sản xuất điện năng cho những khu vực mà nếu không có chúng, không ai có thể sinh sống nổi. Và Tabqua là một con đập như vậy.

Nơi IS dám thách thức các cuộc không kích của Mỹ ảnh 3

IS thách thức Mỹ đánh bom đập Tabqa.

Chuyên gia Mỹ Hassan Hassan Các con đập, bản thân nó đã có vai trò rất quan trọng. Nếu ai đó không kích chúng, toàn bộ khu vực sẽ bị ảnh hưởng. Đó sẽ là một thảm họa nhân đạo khủng khiếp.

Một quan chức Mỹ khẳng định, một số thủ lĩnh IS từng ẩn náu tại đập Mosul trên sông Tigris ở Iraq trước khi Iraq và người Kurd tái chiếm lại khu vực đó vào tháng 8/2014.

Máy bay Mỹ chỉ ném hơn 10 quả bom nhằm hỗ trợ chiến dịch tái chiếm này, còn binh sĩ trên bộ mới là lực lượng chủ đạo, dẫn dắt chiến dịch, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại. Khi đó, Tổng thống Mỹ Obama đã nhắc nhở: "Nếu đập này bị vỡ, đây sẽ là một thảm họa".

Giới chức Mỹ thừa nhận, việc tái chiếm đập Tabqa từ tay IS khó hơn nhiều so với các con đập ở Mosul, bởi họ không có lực lượng bộ binh nào hỗ trợ mình trong việc triển khai chiến dịch như vậy.

IS vẫn đang tìm cách mở rộng hiện diện ở tỉnh Anbar và suốt hơn 1 năm nay, đang cố gắng chiếm thêm đập Haditha trên sông Euphrates ở miền tây Iraq.

Hiện, máy bay chiến đấu của Mỹ, lực lượng an ninh Iraq cùng những bộ tộc Hồi giáo Sunni vẫn bảo vệ được con đập Haditha này.

An Mai (Theo Wall Street Journal)

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.