Nỗi sợ lớn nhất của Châu Á: Cuộc chiến Mỹ-Trung

Một số người cho rằng cuộc chiến sẽ không thể nổ ra, nhưng chuyên gia Robert Farley đã đưa ra lập luận cho thấy "Cuộc chiến Trung-Mỹ đầu tiên" rất có thể sắp nổ ra.
Nỗi sợ lớn nhất của Châu Á: Cuộc chiến Mỹ-Trung

Có hàng loạt các sự kiện có thể dẫn tới chiến tranh tại Đông Á vậy chiến tranh sẽ xảy ra như thế nào?

Cả Mỹ và Trung Quốc đều bị gắn chặt vào hệ thống thương mại quốc tế của vành đai Thái Bình Dương. Một số người cho rằng chiến tranh không thể xảy ra nhưng một số người tin rằng giống như Chiến tranh thứ nhất, có người từng nghĩ nó không thể, vậy mà nó đã nổ ra.

Nỗi sợ lớn nhất của Châu Á: Cuộc chiến Mỹ-Trung - anh 1

Trong bài viết này, tác giả Robert Farley, trợ lý giáo sư tại Trường Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Patterson tập trung đề cập vào mục tiêu chiến lược của các nước trong và sau cuộc xung đột. Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ làm thay đổi một số khía cạnh địa-chính trị của khu vực Đông Á nhưng có nhiều yếu tố cũng sẽ không bị thay đổi. Cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ được nhớ đến như là “Cuộc chiến tranh Trung-Mỹ đầu tiên”.

Chiến tranh bắt đầu thế nào?

15 năm trước, câu trả lời duy nhất cho câu hỏi “Cuộc chiến giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Hoa Kỳ sẽ bắt đầu như thế nào?” liên quan đến tranh chấp Đài Loan hoặc Triều Tiên. Chỉ cần một tuyên bố độc lập từ Đài Loan, một cuộc tấn công từ Triều Tiên sang Hàn Quốc hoặc một số sự kiện tương tự sẽ đẩy Trung Quốc và Mỹ vào một cuộc chiến.

Điều này đã thay đổi. Từ việc mở rộng lợi ích của Trung Quốc và các khả năng được đưa ra, chúng ta có thể hình dung ra những tình huống khác nhau dẫn tới cuộc xung đột trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước đó là kịch bản liên quan đến Đài Loan và Triều Tiên, giờ thì thêm cả tranh chấp tại Biển Đông , biển Hoa Đông cũng như xung đột với Ấn Độ dọc biên giới Tây Tạng.

Những yếu tố cơ bản là sự tăng trưởng của quyền lực Trung Quốc, Trung Quốc không hài lòng với hệ thống an ninh khu vực do Mỹ dẫn đầu và các cam kết liên minh giữa một loạt các nước trong khu vực với Mỹ. Miễn là những yếu tố trên tiếp tục được kiềm chế thì khả năng cuộc chiến nổ ra sẽ được kéo dài.

Bất cứ điều gì kích hoạt cuộc chiến, thì chiến tranh cũng sẽ không bắt đầu bằng màn tấn công phủ đầu của Mỹ lên các hạm đội, lực lượng không quân, lục quân của Trung Quốc. Thay vào đó, Mỹ cần chuẩn bị để đỡ cú đánh đầu tiên.

Những cuộc đụng độ sẽ được tích tụ, cuối cùng tập hợp lại và gửi đến Bắc Kinh thông điệp Washington đang chuẩn bị cho chiến tranh. Các động thái đó bao gồm việc tăng vận chuyển từ châu Âu và Trung Đông sang châu Á và chuyên quân về Thái Bình Dương. Vào lúc này, Trung Quốc cần phải quyết định xem nên tiến lên hay lùi lại.

Về mặt kinh tế, Bắc Kinh và Washington sẽ cùng sử dụng báo chí để trừng phạt nhau (Mỹ có thể sẽ có những nỗ lực đa phương) và sẽ đóng băng tài sản của nhau cũng như các đồng minh tham chiến. Điều này sẽ gây tổn thương cho nền kinh tế và người tiêu dùng tại vành đai Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới. Cuộc chiến với cường độ cao sẽ phá vỡ mô hình vận chuyển hàng hải toàn cầu, gây tắc nghẽn nghiêm trọng trong sản xuất công nghiệp.

Nỗi sợ lớn nhất của Châu Á: Cuộc chiến Mỹ-Trung - anh 2

Các nước đồng minh sẽ phản ứng như thế nào?

Việc đồng minh của Mỹ hỗ trợ chống lại Trung Quốc phụ thuộc và việc chiến tranh bắt đầu như thế nào. Nếu chiến tranh nổ ra do sự sụp đổ của CHDCND Triều Tiên thì có khả năng Mỹ sẽ được Nhật Bản và Hàn Quốc hỗ trợ. Bất kỳ cuộc chiến nào bắt nguồn từ tranh chấp tại biển Hoa Đông, nó sẽ liên quan đến Nhật Bản. Nếu liên quan đến Biển Đông, Mỹ có thể nhận được hỗ trợ từ các nước ASEAN cũng như Nhật Bản. Úc cũng có thể sẽ giúp đỡ Mỹ trong những cuộc chiến này.

Trung Quốc phải đối mặt với một tình huống ít phức tạp hơn trong mối quan hệ với đồng minh. Bắc Kinh có thể có thể hy vọng thái độ trung lập, bao gồm việc hỗ trợ vũ khí và đồ dự trữ từ Nga nhưng sẽ rất ít. Thách thức đầu tiên cho các nhà ngoại giao Trung Quốc đó là thiết lập và duy trì tính trung lập của các đồng minh tiềm năng của Mỹ.

Nếu Triều Tiên can thiệp vào cuộc chiến này, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sẽ không ngồi yên. Trừ khi Bắc Kinh chắc chắn rằng Seoul và Tokyo sẽ cùng bỏ rơi Mỹ, sẽ mất nhiều thời gian để kiềm chế Bình Nhưỡng hơn là lôi kéo họ vào cuộc xung đột.

Mục đích chiến tranh

Mỹ sẽ theo đuổi các mục tiêu chiến tranh sau đây:

1. Đánh bại mục đích viễn chinh đi đòi chủ quyền của của Hải quân Trung Quốc (PLAN).

2. Phá hủy khả năng tấn công của PLAN và Không quân Trung Quốc (PLAAF).

3. Có khả năng gây bất ổn cho sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc trên toàn đại lục.

Mục tiêu của quân đội nhân dân Trung Quốc:

1. Đạt được mục đích viễn chinh đi đòi chủ quyền.

2. Phá hủy nhiều nhất có thể khả năng viễn chinh của Không quân và hải quân Mỹ.

3. Gây thiệt hại cho Mỹ đủ để chính phủ Mỹ sẽ không can thiệp vào tình hình khu vực trong tương lai.

4. Phá vỡ hệ thống liên minh do Mỹ dẫn đầu ở Đông Á.

Những khoảnh khắc “nín thở”

Đó là thời điểm quân đội Trung Quốc tấn công công khai tàu sân bay Mỹ. Đây không còn là một cuộc chiến giả vờ, thông qua những tin nhắn nữa mà đó là dấu hiệu cho thấy khả năng tấn công và đánh bại kẻ thù bằng quân sự.

Hình thức nguy hiểm nhất của cuộc tấn công chính là dùng tên lửa đạn đạo tấn công tàu sân bay. Tên lửa không chỉ khó đánh chặn mà nó còn có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.

Thời điểm nín thở tiếp theo là lúc tên lửa đầu tiên của Trung Quốc tấn công các mục tiêu của Trung Quốc.

Rất có thể Trung Quốc sẽ triển khai tàu ngầm khi bắt đầu chiến sự. Tuy nhiên, hạm đội trên bề mặt lại là một câu chuyện khác. Trong bất kỳ kịch bản chiến sự ác liệt nào, Hải quân và Không quân Mỹ cũng sẽ thấy tàu chiến Trung Quốc là một mục tiêu hợp lý để tiêu hủy và sẽ dùng toàn bộ lực lượng trên không lẫn trên mặt nước để làm điều đó.

Trong hầu hết các kịch bản chiến tranh, Trung Quốc phải chiến đấu cho mục đích đi đòi chủ quyền của mình chứ không đơn giản là chống lại sự hủy diệt của quân Mỹ hay Nhật. Điều này nghĩa là quân đội Trung Quốc phải xâm nhập, giữ và bảo vệ một số vùng, rất có thể là Đài Loan hoặc là các tiền đồn tại Biển Đông, biển Hoa Đông.

Vậy ai sẽ thắng?

Đây là câu hỏi khó khăn nhất bởi nó liên quan đến việc đánh giá hàng loạt ẩn số. Chúng tôi không biết tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc hoạt động tốt như thế nào hoặc làm thế nào để nó chống lại các cuộc tấn công của Mỹ… Cuối cùng, chúng tôi cungxk hông biết khi nào chiến tranh bắt đầu. Cả Mỹ và Trung Quốc đều xem xét nhiều khía cạnh khác nhau, và có thể sẽ diễn ra vào năm 2020 chứ không phải trong năm 2014 này.

Cuộc chiến sẽ kết thúc như thế nào?

Nó sẽ không kết thúc bằng sự đầu hàng. Thay vào đó, cuối cùng, một bên tham chiến sẽ bị đánh đập, tra tấn và có thể những cuộc chiến tiếp theo sẽ diễn ra.

Nếu Mỹ thắng, kết quả sẽ giống như sự sụp đổ của chính phủ Hoàng gia Đức vào cuối Thế chiến thứ nhất hoặc giống như sự sụp đổ của chính quyền quân sự Leopoldo Galtieri sau cuộc xung đột Falklands. Chiến thắng này sẽ khiến Hải quân và không quân Trung Quốc bị phá hủy nặng nề, sự lãnh đảo của ĐCS Trung Quốc cũng suy yếu và dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Nếu Trung Quốc thắng? Trung Quốc có thể buộc Mỹ dàn xếp lại các mục tiêu của mình, từ bỏ các khuôn khổ liên minh … Mỹ không thể tiếp tục cuộc chiến nếu Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Philippines không tìm thấy lợi ích trong cuộc chiến này. Mỹ đã chịu thất bại nặng nề trong cuộc chiến ở quá khứ, và cuộc chiến này cũng sẽ không ngoại lệ.

Cả 2 quốc gia sẽ phải đối mặt với những thách thức chính trị và ngoại giao rất lớn sau cuộc chiến này. Sẽ không có lợi ích khi mà cuộc chiến này trở thành một cuộc đấu tranh cho sự sống còn của chế độ hoặc cho uy tín quốc gia.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.