Obama bước vào 20 ngày tổng thống cuối cùng nhiều ưu tư

(Ngày Nay) - Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa trở về Washington sau kỳ nghỉ tại Hawaii, bắt đầu 3 tuần cuối cùng tại Nhà Trắng trước khi người kế nhiệm Donald Trump nhậm chức.
Ông Obama đã dành những tháng cuối cùng của mình để giữ gìn các thành quả của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ảnh: Reuters.
Ông Obama đã dành những tháng cuối cùng của mình để giữ gìn các thành quả của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Obama còn chưa đầy 3 tuần để củng cố những di sản của ông. AP cho biết ông sẽ dồn sức để bảo vệ Obamacare, đạo luật bảo vệ sức khỏe mà người kế nhiệm Donald Trump không ủng hộ. Ông cũng chuẩn bị cho bài phát biểu cuối cùng trước người dân và hoàn tất công cuộc chuyển giao quyền lực.

Ngày 10/1 tới, theo đúng truyền thống được thiết lập từ thời tổng thống đầu tiên George Washington, ông Obama sẽ có bài phát biểu từ biệt. Tổng thống Obama sẽ đọc bài diễn văn này từ McCormick Place, trung tâm hội nghị tại quê nhà Chicago của ông.

"Tôi coi đây là cơ hội để cảm ơn các bạn về hành trình phi thường vừa qua, để tôn vinh những điều mà các bạn đã làm đất nước này tốt đẹp hơn trong 8 năm qua và nói lên suy nghĩ của tôi về những ngày sắp tới", ông Obama viết trong một email gửi những người ủng hộ.

Chuyến đi đến Chicago là lần cuối cùng ông Obama rời khỏi Washington trên cương vị tổng thống. 

Khi Obama bước vào Nhà Trắng cách đây 8 năm, đội ngũ của ông không tiếc lời ca ngợi cựu tổng thống George W. Bush vì đã sắp xếp một quá trình chuyển giao quyền lực suôn sẻ, giúp Obama tiếp quản bộ máy chính quyền liên bang khổng lồ.

Chính quyền Obama cũng hứa điều tương tự với Trump dù công cuộc chuyển giao quyền lực của hai người tới lúc này gặp không ít trở ngại.

Nhóm chuyển giao quyền lực của 2 bên mâu thuẫn sau khi cộng sự của Trump yêu cầu những thông tin mà phía Obama sợ rằng sẽ được dùng để loại bỏ các nhân viên làm việc trong lĩnh vực ưu tiên của Obama, như biến đổi khí hậu hoặc quyền của các nhóm thiểu số ở nước ngoài.

Obama bước vào 20 ngày tổng thống cuối cùng nhiều ưu tư ảnh 1Gia đình Obama trở về Washington trưa ngày 2/1. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, đội ngũ của Trump hẳn không thể hài lòng khi thấy ông Obama ban hành lệnh cấm vĩnh viễn đối với việc khai thác dầu và khí đốt ở một khu vực rộng lớn thuộc Bắc cực và Đại Tây Dương.

Lệnh cấm của Obama dựa vào Luật Thềm lục địa năm 1953 của Mỹ. Nếu muốn lật lại lệnh này, ông Trump phải kiện ra tòa và quy trình pháp lý để đảo ngược lệnh cấm sẽ kéo dài nhiều năm.

Tương tự, ông Obama cũng cho thành lập Khu tưởng niệm Quốc gia Bears Ears ở bang Utah - bảo vệ khu vực này khỏi các hoạt động khai khoáng, dầu mỏ và chuyển thêm tù nhân khỏi nhà tù Vịnh Guantanamo.

Chính quyền Obama còn "chọc tức" Trump bằng việc vắng mặt trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, từ đó cho phép Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết lên án Israel - đồng minh lâu năm của Mỹ. Căng thẳng càng dâng cao khi ông Obama ra lệnh trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga với cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ nhằm giúp ông Trump chiến thắng.

Ngày mai, 4/1, Tổng thống Obama sẽ đến Quốc hội để gặp các nghị sĩ của đảng Dân chủ. Đây là lần cuối cùng ông gặp những người đồng đảng trên cương vị tổng thống. Các nghị sĩ đảng Dân chủ được cho là đang bàn thảo chiến lược để ngăn chặn việc Trump lật lại đạo luật Obamacare bằng việc lợi dụng sự chia rẽ bên trong đảng Cộng hòa.

Cũng trong tuần này, Tổng thống Obama sẽ bắt đầu chia tay một số cộng sự của mình. Khối lượng lớn nhân viên chính quyền ông Obama không thể rời nhiệm sở cùng lúc, tức ngày 20/1, vì vậy họ sẽ ra đi từ từ. Bắt đầu từ tuần này, một số người sẽ lẳng lặng giao nộp lại chiếc điện thoại Blackberry và tắt máy tính lần cuối cùng. Đến ngày 20/1, số nhân viên còn lại bên Obama sẽ ít hơn bây giờ rất nhiều.

Theo Zing
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.