Phà Sewol được kéo lên và sự sụp đổ của Tổng thống Park

(Ngày Nay) - Thời điểm chiếc phà Sewol được vớt lên trùng khớp với việc tổng thống Park Geun Hye chính thức bị phế truất. Vụ chìm phà cũng là sự kiện bắt đầu chuỗi ngày sụp đổ của bà Park.
Bà Park, khi đó còn là tổng thống, đến thăm cảng Paengmok, nơi người thân của các nạn nhân đang cắm trại để chờ tin tức về công tác cứu hộ. Ảnh: Yonhap.
Bà Park, khi đó còn là tổng thống, đến thăm cảng Paengmok, nơi người thân của các nạn nhân đang cắm trại để chờ tin tức về công tác cứu hộ. Ảnh: Yonhap.

Ngày 16/4/2014, chiếc phà Sewol chìm ở vùng biển phía tây nam đảo Jindo. 304 người thiệt mạng, trong số đó đa phần là học sinh trung học đang đi nghỉ mát. Vụ tai nạn được xem là tai nạn bi thảm nhất trong lịch sử Hàn Quốc hiện đại và là chỉ dấu đầu tiên cho sự bất lực của chính quyền cựu tổng thống Park Geun Hye.

Từ tai nạn hàng hải đến khủng hoảng chính trị

Korea Times nhận định sau khi tổng thống không tỏ được thành tâm muốn trục vớt chiếc phà hay an ủi gia đình các nạn nhân, vụ tai nạn trở thành cuộc khủng hoảng chính trị. Người ta bắt đầu tin rằng bà Park muốn để chiếc phà dưới nước càng lâu càng tốt để tránh các tổn hại chính trị.

Trong 3 năm qua, chính quyền của bà Park đã chậm trễ trong việc trục vớt chiếc phà, mặc cho vẫn còn 9 thi thể chưa được tìm thấy và việc trục vớt sẽ giúp điều tra nguyên nhân phà chìm.

Năm 2015, một tin nhắn từ Kim Young Han, cựu thư ký của bà Park, lộ ra cho thấy cựu chánh văn phòng Nhà Xanh Kim Ki Choon nói trong một cuộc họp hồi tháng 7/2014 rằng không nên trục vớt những thi thể còn lại. Ông cho rằng càng nhiều thi thể sẽ khiến hình ảnh chính phủ xấu đi trong mắt công chúng.

Những chỉ trích gia tăng khi chính phủ chọn công ty cứu hộ Thượng Hải để đảm nhận việc vớt xác phà, mặc cho công ty Trung Quốc này không có nhiều kinh nghiệm trong trường hợp phà Sewol.

Ban đầu, công ty này đề xuất sử dụng cảng nổi và cần cẩu, nhưng phương án nhanh chóng tỏ ra không phù hợp. Họ chuyển sang cách "nâng kép", đặt hàng chục sợi dây cáp xuống dưới chiếc phà rồi dùng 2 sà lan kéo dây lên, mang theo phà Sewol.

Đây là phương án đã được một công ty khác đề xuất trong quá trình đấu thầu. Khi phương án đầu tiên được công bố, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo nhưng đều bị đội ngũ của bà Park phớt lờ.

Ngoài ra, một bí ẩn vẫn được nhắc lại rất lâu sau vụ chìm phà là việc bà Park ở đâu khi tai nạn xảy ra. Suốt 7 tiếng kể từ khi phà Sewol chìm, Nhà Xanh không thể liên lạc với tổng thống.

Bà Park tuyên bố bà đang làm việc ở văn phòng tổng thống và nhận các báo cáo về tình hình vụ chìm phà. Tuy nhiên, không có bất cứ cuộc gọi nào được ghi nhận từ các cộng sự cho bà Park, không ai thật sự nhìn thấy bà vào thời điểm đó. Thậm chí, bài phát biểu của bà 7 tiếng sau đó cũng cho thấy bà chưa thật sự nắm được tình hình.

Bà Park phủ nhận tin đồn mình đang phẫu thuật thẩm mỹ vào thời điểm đó.

Phà Sewol được kéo lên và sự sụp đổ của Tổng thống Park ảnh 1Phà Sewol được kéo lên ngày 23/3. Ảnh: Reuters.

Khởi sinh của sự sụp đổ

Quốc hội Hàn Quốc xếp vụ chìm phà Sewol là một trong những lý do luận tội bà, cho rằng bà đã không hoàn thành nhiệm vụ và không thể bảo vệ tính mạng người dân. Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp bác bỏ luận điểm này. Lập luận của tòa là sự kém cỏi về chính trị không phải lý do hợp lý để phế truất một tổng thống.

Dù vậy, nhiều người vẫn cho rằng thảm họa chìm phà Sewol là sự kiện thể hiện rõ nhất sự bất lực lẫn cung cách cố hữu của bà Park khi xử lý các công việc nhà nước: từ chối hợp tác với các cộng sự và công chúng, che đậy sự thật và chống lại những người chỉ trích mình.

Nghị sĩ Sim Sang Jung của đảng Công lý nhận định: "Tòa án không liệt kê sự cố chìm phà Sewol là lý do phế truất bà Park, nhưng đây là lý do số 1 đối với công chúng".

"16/4/2014 là ngày bà Park bắt đầu sụp đổ. Bà ấy cố gắng che đậy sự yếu kém vốn không thể che đậy, trốn tránh những trách nhiệm không thể trốn tránh của mình, từ đó dẫn đến sự suy vong chính trị", ông nói.

Theo Zing
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
(Ngày Nay) - Tổ chức UNICEF cho biết hơn 13.000 trẻ em đã thiệt mạng sau khi xung đột nổ ra tại Dải Gaza và cảnh báo vấn nạn suy dinh dưỡng khiến những trẻ còn sống "thậm chí không còn sức để khóc”.