Putin và Trump muốn gì ở nhau

(Ngày Nay) -Putin có thể muốn Trump nhượng bộ trong các vấn đề Ukraine và Syria, đổi lại, Nga có thể dẫn độ Edward Snowden về Mỹ.
Ông Trump và ông Putin.
Ông Trump và ông Putin.

Tuần trước, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm đầu tiên sau chiến thắng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo điện Kremlin, hai ông nhất trí rằng quan hệ Mỹ - Nga hiện tại "hoàn toàn không vừa lòng". Hai nước sẽ bắt đầu một cuộc đối thoại mới dựa trên "sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau".

Guardian đánh giá khả năng hai ông gặp nhau trong mùa xuân hoặc mùa hè 2017 là điều không khó tưởng tượng và tính chất cuộc đối thoại đầu tiên giữa ông Trump và ông Putin sẽ định hình các mối quan hệ quốc tế. 

Không khó để dự báo ông Putin muốn gì từ người đồng cấp Mỹ. Trước hết, Nga có thể muốn Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt sau khi nước này sáp nhập Crimea năm 2014. Châu Âu cũng đã áp đặt các biện pháp tương tự. 

Hai là Tổng thống Putin có thể muốn Mỹ công nhận chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea. Liệu ông Trump có đồng ý? Không ai dám chắc cho dù vấn đề này có thể xảy ra.

Tiếp đến sẽ là vấn đề Syria. Nhà lãnh đạo Nga có thể đề nghị Mỹ thôi đòi hỏi Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi. Thay vào đó, Moscow muốn Nga hợp tác trong cuộc chiến quốc tế chống khủng bố.

Cuối cùng sẽ là vấn đề vị thế. Điện Kremlin cảm thấy mình có quyền có trường ảnh hưởng nhất định, có thể bao gồm các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, các nước trung và đông Âu. Moscow sẽ muốn bàn về "trật tự đa cực" hay "các cực văn minh" - một cách nói ám chỉ Nga là thế lực hùng mạnh trên thế giới, ngang hàng với Mỹ.

Ông Putin có thể muốn sửa lại hiệp ước Yalta 1945, mà theo đó Mỹ, Liên Xô và Anh đã tạo ra châu Âu thời hậu Thế chiến II. Ông Trump đã thừa nhận Nga "có những lợi ích chính đáng" tại khu vực từng là "sân nhà" của họ, và ông cũng có tuyên bố hoài nghi về tương lai của NATO. Tổng thống đắc cử tuyên bố Mỹ sẽ không bảo vệ các nước không chịu đóng góp cho ngân sách của khối quân sự này.

Theo người phát ngôn Dmitry Peskov của ông Putin, hai nhà lãnh đạo có chung "cách tiếp cận về mặt ý tưởng" trong chính sách đối ngoại. Quan điểm của họ "giống nhau một cách kinh ngạc", ông Peskov nói tại New York.

Trump muốn gì ở Putin

Nhưng ông Trump sẽ muốn gì ở ông Putin? Đây là điều khó đoán. Với tư cách một nhà đàm phán bản lĩnh không dễ nhượng bộ, ông Trump chắc chắn sẽ đòi hỏi điều gì đó từ phía Nga, nhưng thực tế là Moscow không có gì nhiều để trao đổi với Mỹ, ngoài việc cải thiện mối quan hệ song phương đang u ám.

Theo Guardian, ông Putin có thể nhượng bộ trong vấn đề Edward Snowden - cựu nhân viên CIA đã tố cáo các hoạt động do thám của tình báo Mỹ và trốn tại Moscow từ năm 2013. Thời hạn tị nạn của Snowden tại đây sẽ hết trong mùa hè tới. Có thể tưởng tượng rằng, một ngày nào đó chính quyền Nga sẽ thông báo Snowden đã vi phạm các điều khoản cư trú và bị dẫn độ về Mỹ.

Putin và Trump muốn gì ở nhau ảnh 1Edward Snowden. 

Dù vậy, viễn cảnh này vẫn không đủ để lý giải vì sao ông Trump công khai ủng hộ Tổng thống Putin mạnh mẽ đến vậy. Suốt chiến dịch tranh cử tại Mỹ, ông Putin là lãnh đạo quốc tế duy nhất ông Trump nhiều lần dành lời khen và thậm chí tỷ phú còn gọi ông Putin là "nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn" ông Obama.

Báo giới đã cố gắng tìm hiểu xem liệu ông Putin có đòn bẩy gì đối với ông Trump hay không. Manh mối có thể kể đến là Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump. Ông Manafort năm 2007 - 2012 làm cố vấn cho cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, người đã chạy sang Nga sau khi bị phế truất năm 2014.

Ngoài việc tư vấn cho ông Yanukovych thay đổi diện mạo và hình ảnh trước công chúng, Manafort còn phát triển mối quan hệ với các nhà tài phiệt giàu ảnh hưởng. Trong số này có Oleg Deripaska và Dmitry Firtash, những người đã đầu tư cho các hoạt động kinh doanh tay trái của Manafort, một số trong đó có liên quan đến bất động sản tại New York.

Không ai có thể biết rõ các tỷ phú Nga có liên quan đến bất động sản của ông Donald Trump hay không, càng không ai có thể rõ liệu ông Putin có trong tay "vũ khí bí mật" gì mà khiến tỷ phú bạo miệng Mỹ "chưa bao giờ buông một từ chỉ trích Putin", như nhà sử học Francis Fukuyama từng viết trên tờ Financial Times.

Suốt nhiều tháng, đã có không ít suy đoán rằng tình báo Nga có thể nắm trong tay thông tin gì đó khiến ông Trump phải e sợ, nhưng tất cả đều không thể xác minh. Lần gần nhất ông Trump tới Moscow là tháng 11/2013, khi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ được tổ chức tại đây. 

Putin và Trump muốn gì ở nhau ảnh 2Donald Trump thăm Nga năm 2013. 

Với ông Putin, 2016 là một năm tuyệt vời. Trong tuần qua, các ứng viên tổng thống thân Nga đã đắc cử tại Moldova và Bulgaria. Liên minh châu Âu (EU) trong khi đó suy yếu vì hàng loạt khủng hoảng, bao gồm việc Anh quyết định ra đi. Những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu đang thắng thế. Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel, người được xem như nhà lãnh đạo của thế giới tự do, đã sụt giảm uy tín nhiều.

Tư tưởng chủ đạo của ông Putin lâu nay vẫn là chống Mỹ hóa. Cho đến trước khi ông Trump đắc cử, nhiều người Nga tin rằng họ đang trong một cuộc chiến với phương Tây, với chiến trường ủy nhiệm tại Syria và Ukraine, còn một cuộc chiến toàn diện đã cận kề. Nhưng giờ ông Trump đã là tổng thống, Mỹ có thể sẽ không còn đứng đầu trong danh sách những đối thủ chính thức của Nga.

Trước mắt, có lẽ sẽ có một sự nồng ấm giữa Washington và Moscow lần đầu tiên trong vòng 15 năm. Và "chuyện tình" Trump - Putin có thể còn tiếp diễn trong một khoảng thời gian nữa.

Theo Vnexpress
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).