Quan hệ Việt - Mỹ không phụ thuộc vào cá nhân tổng thống nào

(Ngày Nay) - Trong bài phát biểu cuối cùng ở châu Á, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhắc về lợi ích không đổi của Mỹ tại khu vực và tin tưởng Washington sẽ tiếp tục cam kết ở đây.
Sự nghiệp của ông Kerry bắt đầu cách đây gần 50 năm khi ông là lính hải quân trong chiến tranh Việt Nam. Ông từ biệt châu Á trên cương vị ngoại trưởng bằng chuyến thăm tới Việt Nam. Ảnh: Tùng Tin.
Sự nghiệp của ông Kerry bắt đầu cách đây gần 50 năm khi ông là lính hải quân trong chiến tranh Việt Nam. Ông từ biệt châu Á trên cương vị ngoại trưởng bằng chuyến thăm tới Việt Nam. Ảnh: Tùng Tin.

Thừa nhận những lo lắng trên thế giới về chính quyền mới ở Washington, phát biểu tại Hội trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chiều 13/1, Ngoại trưởng Kerry khẳng định những lợi ích của Mỹ ở châu Á sẽ đảm bảo cam kết của siêu cường này ở khu vực.

“Lợi ích của Mỹ ở khu vực là rất quan trọng: thương mại bền vững, các ý tưởng sáng tạo, hợp tác an ninh khu vực”, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh. Bài phát biểu ở TP.HCM cũng là bài phát biểu cuối cùng của ông ở châu Á trước khi rời cương vị ngoại trưởng Mỹ.

Từng là cựu binh Mỹ ở Việt Nam cách đây 50 năm, ông Kerry thừa nhận mình là người chứng kiến, đóng vai trò trong quá trình thay đổi mối quan hệ song phương, ông khẳng định lợi ích của Mỹ không đổi dù có chính quyền mới.

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng sự thay đổi lãnh đạo sẽ không hạ thấp lợi ích của Mỹ trong khu vực. Quan hệ hợp tác Việt - Mỹ không phụ thuộc vào một cá nhân tổng thống nào, nó phụ thuộc vào những giá trị chúng ta chia sẻ".

Trong 37 chuyến công du tới châu Á của ông, "rất nhiều trong số đó là đến VN (4 chuyến) trong tư cách ngoại trưởng".

"Tôi đứng đây ngày hôm nay, trước mặt tôi hầu hết là các bạn trẻ, những người sinh ra rất lâu sau cuộc chiến tranh. Chúng ta đã đi rất xa kể từ ngày đó, nhưng thành quả ngày hôm nay không phải tự động có mà thông qua công sức và tầm nhìn của rất nhiều người", Ngoại trưởng Kerry nói.

Quan hệ Việt - Mỹ không phụ thuộc vào cá nhân tổng thống nào ảnh 1

Ngoại trưởng John Kerry và bài phát biểu cuối cùng tại châu Á. Ảnh: Tùng Tin.

Ông Kerry đến Việt Nam lần thứ 4 trong nhiệm kỳ của mình, và là lần cuối cùng trước khi nước Mỹ có tổng thống mới vào tuần sau. Bao phủ chuyến đi của ông là sự hoang mang về ưu tiên của Tổng thống tân cử Donald Trump sẽ không dành cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trump đã tuyên bố sẽ rút khỏi TPP trong 100 ngày đầu sau nhậm chức.

Hội trường trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM được chọn là địa điểm cho bài phát biểu cuối cùng của Kerry trên cương vị ngoại trưởng vì đây là món quà viện trợ của chính phủ Mỹ cách đây 50 năm. "Một nơi tuyệt vời để chúng ta suy nghĩ về tương lai", ngoại trưởng Mỹ cho biết.

Trở nhiều lần kể từ 1991 tới nay trên nhiều cương vị từ thượng nghị sĩ, ngoại trưởng, ông Kerry nói một điều không đổi ở Việt Nam “là nhu cầu thay đổi”.

Theo ông nhu cầu cho sáng tạo, cho nền kinh tế thị trường là nhu cầu chung của mọi người trong xã hội.

“Chúng ta cần hai thập kỷ để chuyển từ xung đột sang bình thường hoá, hai thập kỷ nữa để từ bình thường hoá sang xây dựng quan hệ đối tác”, ngoại trưởng Mỹ nói.

Quan hệ Việt - Mỹ không phụ thuộc vào cá nhân tổng thống nào ảnh 2

Ngoại trưởng Mỹ chọn Việt Nam là điểm từ biệt ở châu Á. Ảnh: Tùng Tin.

Kim ngạch thương mại song phương đã tăng từ 451 triệu USD cách đây 20 năm lên 45 tỉ USD hiện tại. Cách đây 20 năm, VN có 800 sinh viên/năm tới Mỹ, con số này hiện tại là 21.000 sinh viên/năm.

"Chào tạm biệt", ông Kerry kết thúc bài phát biểu của mình và hứa sẽ trở lại Việt Nam với tư cách một công dân bình thường.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sinh năm 1943 tại bang Colorado, Mỹ. Ông tốt nghiệp cử nhân khoa học chính trị học tại Đại học Yale. Sau khi ra trường, Kerry gia nhập lực lượng Hải quân Mỹ.

Ông có bốn tháng tham chiến tại Việt Nam từ cuối tháng 11/1968 đến đầu tháng 4/1969. Người quân nhân trở về Mỹ với nhiều huy chương, gồm một Sao Bạc, một Sao Đồng và ba Chiến Thương Bội Tinh. Thế nhưng, khi về nước, Kerry lại tham gia tích cực vào phong trào chống chiến tranh Việt Nam.

Ngày 22/4/1971, ông Kerry trở thành cựu binh Mỹ tại Việt Nam đầu tiên phát biểu tại Quốc hội về chiến tranh Việt Nam.

Từ năm 1991 đến năm 1993, ông làm người đứng đầu Uỷ ban đặc biệt về các vấn đề Tù binh và Quân nhân mất tích trong Chiến tranh (POW/MIA). Bằng hàng chục chuyến công du Việt Nam và Đông Nam Á cùng việc nghiên cứu hàng nghìn tài liệu, hình ảnh, Thượng nghị sĩ Kerry đã làm sáng tỏ tin đồn nói vẫn còn nhiều binh sĩ Mỹ bị giam trong “các nhà tù bí mật” ở Việt Nam.

Năm 1994, Thượng viện thông qua đề nghị của hai Thượng nghị sỹ John Kerry và John McCain yêu cầu gỡ bỏ cấm vận Việt Nam. John Kerry đảm nhận vị trí ngoại trưởng Mỹ từ tháng 2/2013 đến nay.

Theo Zing
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.