Số phận nghiệt ngã của điệp viên Triều Tiên bị chính phủ bỏ rơi

Trong suốt 25 năm ở tù, không một ai từ quê hương tới thăm Kang Min-chul - điệp viên Triều Tiên, còn gọi là 'Phần tử khủng bố bị quên lãng' đã chết vì bệnh vào năm 2008, khi mới 53 tuổi.
Số phận nghiệt ngã của điệp viên Triều Tiên bị chính phủ bỏ rơi

Tờ People đưa tin: Trong suốt hơn nửa thế kỷ giằng co với nhau giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, hàng nghìn người làm nhiệm vụ bí mật của cả hai nước đã bị “xóa tên” trước mắt công chúng.

"Tác giả” trong vụ án đánh bom ở Yangon (Myanmar) năm 1983 - công dân Triều Tiên Kang Min-chul chính là một trong số những người đó.

Số phận nghiệt ngã của điệp viên Triều Tiên bị chính phủ bỏ rơi - anh 1

Một bài báo của Hàn Quốc đưa tin vụ án đánh bom ở Yangon (Myanmar).

Kang Min-chul từng là một trong những điệp viên nguy hiểm nhất của Triều Tiên. Ngày 9/10/1983, Kang Min-chul và hai đồng bọn đã cho nổ bom trước viện bảo tàng Yangon, hòng ám sát Tổng thống Hàn Quốc khi ông ta đến thăm nơi này, theo như kế hoạch, lẽ ra tổng thống sẽ tới đây đặt vòng hoa.

Trái bom đánh nhầm mục tiêu – Tổng thống Hàn quốc đã đến muộn, nhưng vẫn có 17 người Hàn Quốc, trong đó có 4 vị bộ trưởng nội các chết ngay tại chỗ.

Số phận nghiệt ngã của điệp viên Triều Tiên bị chính phủ bỏ rơi - anh 2

Hình ảnh điệp viên Triều Tiên Kang Min-chul bị bắt giữ sau vụ đánh bom cố ý ám sát Tổng thống Hàn Quốc

Nhưng, chính hành động lần này đã biến Kang Min-chul trở thành điệp viên vô thừa nhận. Tổ quốc Triều Tiên của ông tuyên bố không hề liên quan, họ cho rằng việc này chính là do phía Hàn Quốc bày ra để đổ lên đầu Triều Tiên, nên Triều Tiên không có phản ứng gì trước sự việc một người Triều Tiên đang bị hành hạ trong nhà tù ở Myanmar do có liên quan đến vụ án.

Trong suốt 25 năm ở tù, không một ai từ quê hương tới thăm Kang Min-chul. Phần tử khủng bố bị quên lãng này chết vì bệnh vào năm 2008, khi đó, ông mới 53 tuổi.

Cho đến nay, đã hơn 30 năm sau vụ đánh bom, câu chuyện về ông lại được lật lại theo cách mà không một ai có thể ngờ tới đó là: Ông Ra Jong-yil - nguyên Phó Viện trưởng Viện Tình báo Hàn Quốc đã viết một cuốn sách nói về Kang Min-chul với tiêu đề “Phần tử khủng bố bị quên lãng”.

Tuy ngoài miệng tác giả nói Kang Min-chul là “tội phạm nguy hiểm tàn ác”, nhưng cuốn sách này được viết ra như để an ủi vong hồn của những “số phận đã bị chối bỏ” kia. Những người này, sau khi được Triều – Hàn huấn luyện, đã trở thành những chiến binh đảm nhận nhiệm vụ bí mật trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Cuốn sách được viết ra nhằm đả kích những hành vi, việc làm mà cả hai chính phủ Triều – Hàn đã làm: Một khi có sai sót, bèn phủ nhận sự tồn tại của các điệp viên, không cho người nhà của họ và công chúng biết được sự thật.

Trong thời gian 10 năm sau khi cuộc chiến tranh ở Triều Tiên chấm dứt vào năm 1953, những cuộc đọ súng quy mô nhỏ giữa hai nước vẫn liên tiếp nổ ra, hai bên cùng phái gián điệp hoặc kẻ ám sát vào nước đối phương. Năm 1996, một tàu ngầm của Triều Tiên bị mắc cạn ở bờ biển phía đông Hàn Quốc, trên tàu có 26 nhân viên; về sau, phía Hàn Quốc phát hiện ra 11 thi thể, trên đầu mỗi người đều có một lỗ thủng hình viên đạn. Năm 1998, một tàu ngầm khác của Triều Tiên lại bị mắc cạn tại vùng này. Người của phía Hàn Quốc đến nơi, phát hiện 9 thi thể nam giới, đầu và ngực đều bị đạn bắn. Phía Hàn Quốc cho rằng, những người Triều Tiên này đã chọn cách tự sát vì không muốn bị bắt làm tù binh.

Không chỉ có Triều Tiên huấn luyện đào tạo gián điệp cài vào nước đối phương. Theo thống kê, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, có khoảng 6.200 công dân Hàn Quốc sau khi đến phía bắc bán đảo thì không một ai còn biết họ đã đi đâu về đâu.

Nhờ các đồng nghiệp và người thân khiếu nại trong nhiều năm trời, Seoul mới thực hiện chính sách bồi thường trong sự im hơi lặng tiếng cho người nhà của những người đã hi sinh; cho đến tận giờ đây, không ít người vẫn không hề hay biết chồng, con, cha mình từng phục vụ cho đất nước.

Số phận nghiệt ngã của điệp viên Triều Tiên bị chính phủ bỏ rơi - anh 3

Ông Ra Jong-yil - tác giả cuốn sách "Phần tử khủng bố bị quên lãng".

Cuốn sách của Ra Jong-yil được viết ra dựa trên những ghi chép, điều tra của tòa án Myanmar về Kang Min-chul, cùng với những cuộc thăm hỏi những người bạn tù, quản lý trại giam của ông, trong đó rất nhiều người từng giúp đỡ ông trong thời gian ông ở nhà tù Insein gần Yangon.

Đối tượng ném bom của Kang Min-chul chính là nhằm vào tổng thống đương nhiệm Jeon Du-hwan. Nào ngờ, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar có nhiệm vụ đến đón Tổng thống Jeon Du-hwan đã tới muộn mấy phút, việc chậm trễ này lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao: Khi quả bom được điều khiển từ xa phát nổ, chiếc xe chở Tổng thống còn chưa kịp chạy tới chỗ quả bom đang chờ ông.

Đứng từ xa thấy quả bom đã nổ, Kang Min-chul và điệp viên khác chạy ngay về phía bờ sông Yangon, theo kế hoạch, ở đó sẽ có chiếc ca nô cao tốc đợi sẵn, đón bọn họ đưa lên con thuyền chở hàng tiếp ứng của Triều Tiên. Ra Jong-yil đã tái hiện lại cảnh tượng lúc ấy theo những văn kiện của chính phủ Myanmar và những thông tin khác mà ông có được: Phát hiện chiếc ca nô không tới, ba người đành phải chia nhau bỏ chạy theo đường bộ hoặc nhảy xuống sông, nhưng chiếc thuyền chở hàng cũng chẳng thấy đâu – nó chưa hề được phép vào cảng Yangon. Sau đó, cảnh sát đuổi kịp, một người trong số họ bị trúng đạn chết.

Lựu đạn trong tay Kang Min-chul và điệp viên còn lại bất ngờ phát nổ, khiến cả hai cùng bị trọng thương và bị bắt. Người kia mất một cánh tay, hỏng một mắt, bị xử tội chết vì không chịu trả lời bất kỳ một câu hỏi nào. Kang Min-chul cũng mất một cánh tay, ông nhận tội nên được hoãn thi hành án tử hình. Trong kiếp sống dài lê thê sau song sắt, Kang Min-chul đã học được tiếng Myanmar, còn trèo được lên cây xoài trong sân bằng một cánh tay lúc ông được thả ra ngoài trời hóng gió. Ở đó, ông theo Cơ đốc giáo, được một người bạn tù ban ơn và đặt tên cho ông là “Matthew ”.

Ra Jong-yil hay tin về Kang Min-chul một cách ngẫu nhiên. Năm 1998, khi đến thăm Yangon để tìm tài liệu, ông chú ý đến một mẩu tin vắn, nói rằng Kang Min-chul trong suốt thời gian ngồi tù chưa từng có một ai đến thăm, cực kỳ tuyệt vọng. Ra Jong-yil đã rất xúc động, thuyết phục người phụ trách bộ phận tình báo Myanmar đương nhiệm, sau này trở thành tướng quân Khin Nyunt, cho phép quan chức ngoại giao Hàn Quốc tới thăm hỏi Kang Min-chul, mang đồ ăn và tin tức về Hàn – Triều nói cho ông nghe. Kang Min-chul nói nếu ông và bạn tù được thả ra, họ muốn được đến Hàn Quốc.

Năm 2004, sau khi Khin Nyunt bị bãi miễn chức vụ, những cuộc thăm viếng của quan chức ngoại giao Hàn Quốc bị gián đoạn. Ra Jong-yil khẩn thiết xin chính phủ Hàn Quốc can thiệp trả lại tự do cho Kang Min-chul. Nhưng giai đoạn đó Seoul đang nỗ lực thúc đẩy “chính sách Ánh Dương” để hòa giải với Bình Nhưỡng, nên không muốn làm bất cứ chuyện gì có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai bên. “Đối với chính phủ hai nước Triều – Hàn mà nói, để Kang Min-chul đợi chờ trong ngục càng đỡ phải lo phiền” - Ra Jong-yil đã chỉ rõ, “Triều Tiên chối bỏ ông, Hàn Quốc làm ngơ ông”.

Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, Kang Min-chul vô cùng suy sụp. “Ông sợ mình bị nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là sau năm 2007, nhân viên ngoại giao Triều Tiên quay trở lại Myanmar, hai nước khôi phục lại mối quan hệ ngoại giao bị đứt đoạn vì vụ ném bom gây ra, ông lo lắng thức ăn của mình có độc. Ông nói với cai ngục và bạn tù, cho dù mình được thả, cũng chẳng biết đi đâu”.

Mãi lâu sau khi điệp viên Kang Min-chul qua đời vì ung thư gan, Ra Jong-yil vẫn không hay biết gì, vẫn hỏi hăm các cán bộ của Myanmar về ông. “Tất cả mọi người đều lắc đầu, họ chỉ nói, tôi (ông Ra Jong-yil) là người đầu tiên, và cũng là người cuối cùng hỏi đến chuyện này”.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.