Sự bành trướng của IS trên Internet và 'cơn khát máu' dưới lý tưởng đạo Hồi chân chính

Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu và phân tích khủng bố quốc tế (TRAC), phiến quân IS đã tung hơn 2 triệu tin tức, hình ảnh, video và băng ghi âm lên mạng Internet. Hành động này chỉ khiến những tín đồ Hồi giáo chân chính ở Trung Đông khinh rẻ, coi thường.
Sự bành trướng của IS trên Internet và 'cơn khát máu' dưới lý tưởng đạo Hồi chân chính

Không chỉ dừng ở việc hành quyết các con tin một cách dã man, tàn độc, khủng bố IS còn tổ chức mạng lưới khủng bố online với các video, băng ghi âm đầy ngạo mạn, khiêu khích và mang tính xúi giục, lôi kéo các phần tử cực đoan trên toàn thế giới cũng như nhằm 'dằn mặt' Mỹ và liên minh chống IS.

Sự bành trướng của IS trên Internet và 'cơn khát máu' dưới lý tưởng đạo Hồi chân chính - anh 1

Đội lốt Hồi giáo chân chính, IS ngang nhiên hành quyết con tin

để 'dằn mặt' Mỹ và liên minh chống IS

Tuy nhiên, chính điều này đã tạo nên hai làn sóng đối địch nhau giữa một bên là những phần tử cực đoan sẵn sàng chết vì IS và một bên là những tín đồ Hồi giáo chân chính, căm phẫn những hành động tàn bạo bôi nhọ đạo Hồi.

IS ‘tấn công’ Internet

Phân tích của một nhóm nghiên cứu thuộc một Viện nghiên cứu tại Ý cho hay, tổ chức khủng bố giàu nhất thế giới IS đã ồ ạt post hàng triệu tin tức, video lên các trang mạng xã hội Twitter và Facebook cho những người dùng (users) ở châu Âu nói tiếng Ả Rập kể từ tháng 7/2014.

Đọc thêm: [Infographic] Hồ sơ IS và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu

Nguy hiểm hơn, phần lớn các bài post tiếng Ả Rập đều có phụ đề tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hà Lan.

Sự bành trướng của IS trên Internet và 'cơn khát máu' dưới lý tưởng đạo Hồi chân chính - anh 2

Video con tin John Cantlie do IS tung lên mạng Internet

Việc IS đi rao giảng việc làm và lý tưởng của mình trên mạng Internet là nhằm lôi kéo, xúi giục các phần tử Hồi giáo cực đoan trên toàn thế giới về phe mình. Không chỉ dừng ở đó, mục đích sử dụng Internet của nhóm khủng bố này là nhằm truyền tải những ‘thông điệp máu’ (video hành quyết con tin bằng cách chặt đầu) để ‘dằn mặt’ Mỹ và các nước liên minh trong cuộc chiến chống IS.

Sự bành trướng của IS trên Internet và 'cơn khát máu' dưới lý tưởng đạo Hồi chân chính - anh 3

Abu Bakr al-Baghdadi đang rao giảng những lời dối trá

nhằm lôi kéo phần tử cực đoan đi theo IS

Đọc tại: Những nạn nhân bị khủng bố IS chặt đầu một cách man rợ

Thực tế, những nỗ lực này của IS đã có kết quả, khi bên ngoài Syria có những cộng đồng mạng tỏ ý ủng hộ IS. Theo đó, 47,6% bình luận ở Qatar, 35% ở Pakistan, 31% ở Bỉ, 24% ở Anh và 21% ở Mỹ đều lên tiếng ủng hộ cái gọi là chiến binh thánh chiến Jihad.

Sự bành trướng của IS trên Internet và 'cơn khát máu' dưới lý tưởng đạo Hồi chân chính - anh 4

Tỉ lệ ủng hộ IS trên mạng xã hội tại các nước

Đọc tại: Bản đồ thế giới nhuốm màu đen vì mạng lưới đồng minh IS dâng cao đột biến

Và sự căm phẫn của tín đồ đạo Hồi chân chính

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Luigi Curini, thuộc học viện của trường Đại học Milan (Ý), tỉ lệ ủng hộ ở các nước Trung Đông ít hơn ở các quốc gia kể trên. Cụ thể, chỉ có 20% bình luận ở Jordan, 19,8% ở Iraq và 19,7% ở Ả Rập Xêút là lên tiếng ủng hộ IS.

Sự bành trướng của IS trên Internet và 'cơn khát máu' dưới lý tưởng đạo Hồi chân chính - anh 5

Tiến sĩ Luigi Curini (phải) phát biểu tại trường Đại học Milan

Tại Syria, IS dường như đang mất dần vị trí là một nhóm thánh chiến chiến đấu vì lý tưởng của đạo Hồi mà chúng từng rao giảng trước đây. Khoảng 92% lượng bình luận (comment) tại các trang Twitter, blog và diễn đàn đều tỏ ý thù địch, căm phẫn với những việc làm của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Sự bành trướng của IS trên Internet và 'cơn khát máu' dưới lý tưởng đạo Hồi chân chính - anh 6

Những cơn sóng bất bình của người dân Syria phản đối IS

(màu xanh xẫm)

“Điều này chứng tỏ, đối với phần lớn các tín đồ đạo Hồi, khủng bố IS không còn là những chiến binh thánh chiến chiến đấu vì lý tưởng của đạo Hồi nữa”, Tiến sĩ Luigi Curini cho hay.

Một nhóm nghiên cứu khác, bao gồm Giáo sư Stefano Iacus (thuộc trường Đại học Milan) và nhà khoa học chính trị kiêm dịch giả Andrea Ceron, khẳng định đang có một trận chiến khốc liệt trong việc xác định tính tôn giáo hợp pháp của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Có rất nhiều bình luận trên các trang mạng xã hội cho rằng IS đang lợi dụng lý tưởng chân chính của đạo Hồi và lạm dụng đức tin của tín đồ Hồi giáo để theo đuổi quyền lực và kiếm lợi riêng.

Sự bành trướng của IS trên Internet và 'cơn khát máu' dưới lý tưởng đạo Hồi chân chính - anh 7

IS đang bôi nhọ lỷ tưởng đạo Hồi chân chính

“Chúng là những tên bạo chúa tàn ác. Chúng đang làm hoen ố đạo Hồi. Mỗi ngày, chúng lại đeo thêm những lớp mặt nạ quái vật lên lý tưởng đạo Hồi chân chính”, một bình luận đầy căm phẫn của một nhóm người dùng trên Twitter đăng ngày 23/9/2014.

Sự bành trướng của IS trên Internet và 'cơn khát máu' dưới lý tưởng đạo Hồi chân chính - anh 8

IS thực chất là những con sói khát máu lợi dụng đạo Hồi để

theo đuổi quyền lực riêng

Hai nhà nghiên cứu đã thu thập và phân tích hơn 90.000 bài báo tiếng Ả Rập để so sánh và nhận thấy 9/10 các bài báo này đều lên tiếng phản đối những hành động bôi nhọ đạo Hồi của IS.

“Bằng chứng phân tích phương tiện truyền thông xã hội này đã khẳng định, không phải lúc nào cũng có những phần tử cực đoan ủng hộ IS. Vẫn có những tín đồ Hồi giáo chân chính đứng về phía những chúng ta”, Tiến sĩ Luigi Curini kết luận.

Đọc thêm về IS:

1. [Infographic] Hồ sơ IS và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu

2. Những nạn nhân bị khủng bố IS chặt đầu một cách man rợ

3. Mỹ điều hàng loạt máy bay cường kích dội bom xuống IS

4. IS nắm giữ 46 trại huấn luyện khủng bố và sự bất an của phương Tây

5. Bản đồ thế giới nhuốm màu đen vì mạng lưới đồng minh IS dâng cao đột biến

6. IS trắng trợn 'dằn mặt' Mỹ và phương Tây bằng video con tin người Anh

7. Thế giới sẽ đoàn kết hơn vì nhóm hồi giáo cực đoan IS

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).