'Sứ mệnh thầm lặng' của những chiến binh phơi bày tội ác IS

Raqqa-SL, mạng lưới hoạt động ngầm bên trong IS, chuyên thực hiện sứ mệnh ngầm nhằm phơi bày tội ác của khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.
'Sứ mệnh thầm lặng' của những chiến binh phơi bày tội ác IS

Sứ mệnh thầm lặng của những chiến binh Raqqa-SL

Người đàn ông nói nhanh và cố giữ giọng nhỏ khi ông gọi điện để thông báo tình hình tại Raqqa, thành trì của khủng bố IS tại Syria. Ông thông báo rằng chiến binh IS đang tích cực tuần tra ở quảng trường trung tâm thành phố. Họ chặn một số người qua đường ngẫu nhiên và kiểm tra điện thoại di động của họ. Hai người đã bị bắt giữ. Chiến binh IS cũng thiết lập thêm trạm kiểm soát trên những con đường gần thành phố.

"Đừng gọi lại cho tôi nếu tôi không gọi trước", người đàn ông lo lắng nói rồi cúp máy.

Tại thành phố Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ cách đó hơn 300 km, màn hình di động của một đồng sự, trên đó hiển thị người gọi là "Người báo tin từ Raqqa 3" tắt ngóm.

'Sứ mệnh thầm lặng' của những chiến binh phơi bày tội ác IS - anh 1

Các nhà hoạt động Raqqa-SL làm việc tại Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Washington Post

Họ phải bất chấp nguy hiểm để thực hiện những cuộc gọi như vậy. Họ thuộc một mạng lưới các nhà hoạt động bí mật sống dưới sự kiểm soát của IS, tên là "Raqqa bị lặng lẽ giết chết" (Raqqa-SL, Raqqa is Being Slaughtered Silently), tổ chức chuyên vạch trần tội ác của IS thông qua các bài đăng trên mạng xã hội. Mạng lưới gồm khoảng hơn 20 thanh niên Syria này đã trở thành nguồn tin tức hàng đầu về cuộc sống dưới trướng IS.

Các nhà hoạt động bắt đầu xây dựng tổ chức vào tháng 4/2014, khi đa phần thế giới vẫn chưa biết gì về mối đe dọa từ các phần tử cực đoan lộng hành tại Syria, những kẻ chặt đầu đối thủ, đóng đinh những người chỉ trích nhóm và áp đặt những hình phạt khắc nghiệt. Từ "lặng lẽ" trong tên nhóm thể hiện cảm giác bị bỏ rơi của nhiều người Syria, những người hàng ngày phải chứng kiến tội ác kinh hoàng của IS.

Raqqa-SL đang dần thay đổi điều đó. "Raqqa không còn bị lặng lẽ giết chết nữa", Abu Ibrahim al-Raqqawi, một trong những người sáng lập nói. "Nhờ có mạng lưới này mà cả thế giới biết về Raqqa và thực trạng của IS".

IS đã đăng tải những đoạn video tuyên truyền được dàn dựng công phu, mô tả cuộc sống của người dân dưới sự cai trị của nhóm là êm ả. Trong khi đó, Raqqa-SL đưa ra phiên bản hoàn toàn khác với IS về cuộc sống tại Raqqa, Hassan Hassan, đồng tác giả cuốn "IS: Bên trong đội quân khủng bố" nói.

"Các nhà hoạt động mạo hiểm cuộc sống để truyền đi những thông tin quan trọng" từ trong lòng hang ổ IS, ông nói. "Chúng ta không muốn IS là người kể chuyện duy nhất, thế giới bên ngoài cũng hiểu rằng người dân ở đây khó có thể hài lòng với sự cai trị của nhóm".

Vạch trần thực tế cuộc sống dưới ách IS là một trong những mục tiêu chính của mạng lưới, Abu Mohammed, 26 tuổi, cựu sinh viên luật và là một trong những người sáng lập cho biết.

Raqqa-SL có 23.000 người theo dõi trên Twitter gồm các nhà ngoại giao, nhà báo và quan chức Lầu Năm Góc. Hơn 39.000 người đã "thích" trang Facebook của mạng lưới. Abu Mohammed nói rằng người dân Syria sống dưới sự cai trị của IS cũng thường xuyên xem Facebook của mạng lưới, tuy rằng họ không dám bấm "thích" vì sợ bị phát hiện và bắt giữ.

'Sứ mệnh thầm lặng' của những chiến binh phơi bày tội ác IS - anh 2

Khủng bố IS khiến hàng triệu người bỏ nhà cửa tị nạn.

Những người đang sống mòn mỏi dưới sự kiểm soát của IS, cảm thấy rằng họ không có tiếng nói cũng là độc giả mục tiêu của nhóm, Mohammed nói. Raqqa-SL hy vọng rằng những bản tin của nhóm sẽ làm nản lòng những người nước ngoài đang bị dụ dỗ tham gia IS.

Cái chết rình rập

Raqqa-SL rõ ràng đã trở thành cái gai trong mắt của IS. Nhóm cực đoan đang thực hiện nhiều cách để làm gián đoạn mạng lưới. Những lãnh đạo Hồi giáo thân IS đã chỉ trích mạng lưới tại những buổi cầu nguyện thứ 6. Tài khoản Twitter của mạng lưới bị xâm nhập. Facebook của họ từng vài lần bị đình chỉ do bị khiếu nại, có thể do IS tác động.

Các chiến binh gần đây công bố họ đã cài đặt camera giám sát ở Raqqa để bắt "những người có thể là thành viên của Raqqa-SL", theo tài khoản Twitter của một chiến binh IS.

Dù điều này chưa chắc đã là thật, lời đe dọa vẫn khiến các thành viên Raqqa-SL càng phải thận trọng hơn. Đối với mạng lưới, bí mật là điều tối quan trọng. Họ hoạt động theo dạng tổ ong. Các nhà hoạt động tại Syria hầu như không biết danh tính của người khác, để đề phòng trường hợp họ bị bắt và bị tra tấn để ép khai ra các đồng sự. Họ sử dụng các phần mềm mã hóa khi liên lạc, và giữ kín các mối liên kết trong tổ chức, thậm chí với cả người nhà. Các nhà hoạt động cũng thường xuyên di chuyển địa điểm.

Thông tin từ những thành viên ở Raqqa được truyền về Gaziantep, nơi Abu Mohammed và khoảng nửa tá nhà hoạt động khác đưa những tin này lên mạng xã hội. Họ được một tổ chức phi chính phủ Mỹ tài trợ tiền để hoạt động.

Raqqa-SL từng mắc sai lầm và phải nhận được kết quả bi thảm. Một trong những thành viên sáng lập của nhóm, Moataz Billah, bị IS bắt tại một trạm kiểm soát trong những ngày đầu thành lập nhóm. Các chiến binh phát hiện video và hình ảnh trên điện thoại di động của Billah và một tháng sau, Billah bị giết.

Năm ngoái, nhóm đăng một đoạn video quay cảnh không kích của liên quân tại thị trấn biên giới Tal Abiyad do một dân thường ghi lại. Giọng nói của người đàn ông vô tình được thu vào trong video. Từ đó, IS đã lần được ra vị trí và cầm tù anh ta. Không có tin tức gì về người này kể từ sau đó.

"Sai lầm đồng nghĩa với cái chết. Nếu bạn bị bắt, họ sẽ giết chết bạn", Abu Mohammed nói. Mohammed từng bị IS cầm tù năm 2013 vì chụp ảnh của các phần tử cực đoan, trước khi IS phát triển mạnh mẽ và rộng khắp như hiện nay.

Tin tức mà mạng lưới truyền đi đã được chứng minh là chính xác. Raqqa-SL hồi tháng 7/2014 đưa tin về chiến dịch giải cứu con tin Mỹ của Washington tại một địa điểm bí mật ở đông Raqqa, 6 tuần trước khi chính quyền Obama thừa nhận đã tiến hành cuộc đột kích bất thành này. Sau khi phá hủy vũ khí phòng không, biệt kích Mỹ không tìm thấy các tù nhân họ muốn giải cứu, trong đó có nhà báo James Foley, người sau này bị chặt đầu.

Khi IS bắt phi công Jordan Muath al-Kaseasbeh cuối năm ngoái, Raqqa-SL vài ngày sau đưa tin anh bị IS giết. Tuy nhiên nhóm cực đoan một tháng sau lại ra yêu sách dọa giết phi công này nếu Jordan không thả một nữ thành viên al-Qaeda. Chính quyền Jordan yêu cầu IS phải cung cấp bằng chứng cho thấy phi công thực sự còn sống. Không đáp ứng yêu cầu này, nhóm cực đoan tung ra đoạn video quay cảnh thiêu sống phi công. Tình báo Jordan sau đó khẳng định al-Kaseasbeh thực chất đã bị giết vào thời điểm Raqqa-SL đưa tin.

Raqqa-SL cũng tập trung vào cuộc sống thường ngày của người dân, như việc thiếu điện, lương thực, thuốc men, khác hẳn với kịch bản được tô hồng mà IS vẽ ra. Mạng lưới cũng truyền đi những tin tức cụ thể về các cuộc không kích của liên minh do Mỹ dẫn đầu.

Abu Mohammed nhấn mạnh thành các viên không tự coi mình là nhà báo, họ chỉ là các nhà hoạt động tình nguyện.

"Chúng tôi là những nhà hoạt động phi bạo lực. Chúng tôi không thể chống lại IS bằng vũ khí. Chúng tôi chỉ có thể đấu với họ bằng sức mạnh của ngôn từ". "Để đánh bại chúng tôi, họ sẽ phải đóng cửa Internet. Và họ không thể làm điều đó vì tất cả họ đều sử dụng Internet".

Xem thêm:

- Hồ sơ mật CIA: Bin Laden lên kế hoạch tấn công Mỹ ngày 11/9 như thế nào?

- Sự thật bất ngờ về cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden

- Khủng bố IS nung nấu âm mưu 'đặt dấu chấm hết cho nước Mỹ'?

- Mỹ: Tội ác IS lan nhanh như mầm bệnh virus

Nguồn Dân Trí

(Tiêu đề đã được Ngaynay.vn đặt lại)

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.