Sức mạnh tàu sân bay USS John C. Stennis Mỹ điều đến Biển Đông

Sau những động thái quân sự hóa của Bắc Kinh gần đây, tàu sân bay John C. Stennis - "niềm tự hào trên biển" của Mỹ cùng tàu chỉ huy thuộc Hạm đội 7 đã được cử đến Biển Đông.
Sức mạnh tàu sân bay USS John C. Stennis Mỹ điều đến Biển Đông

USS John C. Stennis là chiếc hàng không mẫu hạm thứ 7 trong lớp Nimitz chạy bằng năng lượng nguyên tử của Hải quân Mỹ.

Nhiệm vụ của Stennis và Không đoàn (CVW-9) là để tiến hành duy trì hoạt động không chiến triển khai trên toàn cầu. Không đoàn gồm 8-9 phi đội. Kèm theo là những chiếc máy bay Hải quân và Thủy quân lục chiến F/A-18 Hornet, EA-6B Prowler, MH-60R, MH-60S, và E-2C Hawkeye.

John C. Stennis đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 1995. Tàu sân bay này có trọng tải 103.300 nghìn tấn Anh, chiều dài 328 mét. Được trang bị 2 động cơ phản ứng hạt nhân Westinghouse, 4 tua-bin hơi nước với sức chứa 3200 người. Trang bị các radar phòng không, radar điều khiển không lưu, radar chọn mục tiêu, radar hệ thống dẫn đường.

Sức mạnh tàu sân bay USS John C. Stennis Mỹ điều đến Biển Đông ảnh 1

Nhóm tác chiến tàu sân bay John C Stennis bao gồm tàu sân bay USS John C Stennis (CVN 74), Liên đội không quân hạm số 9, phi đội tàu khu trục số 21 gồm 4 tàu khu trục: USS Pinckney (DDG 91), USS Kidd (DDG 100), USS Dewey (DDG 105) và USS Wayne E. Meyer (DDG-108) và tàu tuần dương USS Mobile Bay (CG 53), được triển khai tới vùng đảm trách thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ trong các hoạt động an ninh hàng hải tại khu vực Ấn Độ và châu Á-Thái Bình Dương.

USS John C. Stennis có thể mang theo 90 máy bay chiến đấu các loại. 4 máy phóng hơi nước cùng 4 thang máy để vận chuyển máy bay lên xuống mặt boong. Trong đó, lực lượng tấn công chủ lực là các tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet. Các tiêm kích này có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, ngăn chặn với bán kính 722 km từ tàu mẹ.

Sức mạnh tàu sân bay USS John C. Stennis Mỹ điều đến Biển Đông ảnh 2

Không đoàn có thể tham gia truy đuổi máy bay địch, tàu ngầm, và mục tiêu mặt đất, hoặc đặt mìn hàng trăm dặm từ tàu. Máy bay của Stennis được sử dụng để tiến hành tấn công, hỗ trợ mặt đất, bảo vệ hoặc vận chuyển, thực hiện phong tỏa đường biển hoặc đường hàng không.

Không đoàn cung cấp sự hiện diện rõ ràng để chứng minh sức mạnh của Mỹ. Hạm đội được chỉ huy bởi một sĩ quan thủ lĩnh trên tàu Stennis và bao gồm 4-6 tàu khác.

Hai lò phản ứng hạt nhân của Stennis giúp tàu hoạt động với phạm vi và thời gian không giới hạn với tốc độ đỉnh vượt quá 30 hải lý / giờ (56 km / h, 34,5 mph).

Năng lượng cho toàn bộ USS John C. Stennis được cung cấp bởi 2 lò phản ứng hạt nhân A4W với công suất 194 MW. Lò phản ứng có thể hoạt động liên tục từ 20-25 năm mới cần tái nạp nhiên liệu.

Bốn máy phóng và hệ thống bắt giữ máy bay lo việc phóng và tiếp nhận các máy bay nhanh chóng và kịp thời. Con tàu mang khoảng ba triệu gallon (11.000 m³) nhiên liệu cho máy bay của mình và các tàu hộ tống, và đủ loại vũ khí và đồ dự trự cho các hoạt động mở rộng mà không cần tiếp tế.

Stennis cũng có khả năng tự sửa chữa, bao gồm một Trung tâm bảo trì máy bay, một khu sửa chữa thiết bị điện tử vi mô thu nhỏ, một khu sửa chữa tàu biển.

Sức mạnh tàu sân bay USS John C. Stennis Mỹ điều đến Biển Đông ảnh 3

Đối với việc tự vệ, ngoài Không đoàn của mình và các tàu đi kèm, Stennis có các hệ thống tên lửa đất-đối-không của NATO RIM-7 Sea Sparrow và Rolling Air Missile, các hệ thống vũ khí phòng thủ tên lửa hành trình Phalanx, và Hệ thống chiến tranh điện tử SLQ-32.

Theo Washington Post đưa tin trước đó, tàu sân bay John C. Stennis cùng hai khu trục hạm, hai tuần dương hạm và tàu chỉ huy thuộc Hạm đội 7 đã được Mỹ quyết định đưa vào khu vực Biển Đông từ 1/3.

Trước khi vào Biển Đông, nhóm tàu này đã đến Tây Thái Bình Dương hôm 4/2 sau khi xuất phát từ bờ Tây nước Mỹ.

Phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Clay Doss nói rằng tuần dương hạm John C. Stennis đang thực hiện chuyến tuần tra thường kỳ ở Biển Đông. Nơi Trung Quốc đã triển khai hàng loạt vũ khí bao gồm các máy bay chiến đấu, radar quân sự và tên lửa đất đối không trong thời gian gần đây.

Ông Clay Doss còn cho biết, hải quân nước này sẽ thường xuyên xuất hiện ở Biển Đông trong thời gian sắp tới.

Truóc đó Hải quân Mỹ đã tiến hành 2 cuộc tuần tra tự do hàng hàng hải ở Biển Đông vào tháng 10 năm ngoái và tiến vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.

Trung Quốc đã lên tiếng phản bác hoạt động tuần tra của Mỹ khi ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông thuộc về mình và gọi các cuộc tuần tra của Mỹ là khiêu khích.

Sức mạnh tàu sân bay USS John C. Stennis Mỹ điều đến Biển Đông ảnh 4

Trong cùng một diễn biến, Lầu Năm Góc tuyên bố, hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại đây vì Biển Đông từ lâu được coi là vùng biển quốc tế.

Sau những quyết định triển khai vũ khí tại Biển Đông trong hơn một tháng qua của Bắc Kinh, các chuyên gia nhận định việc cử tàu sân bay Stennis và các tàu khác đến Biển Đông là một tín hiệu rõ ràng gửi tới Trung Quốc và khu vực.

J.K

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.