Sức mạnh thống trị của 'Chim Đen' SR-71: Trinh sát cơ chiến lược Mỹ

Với khả năng bay với tốc độ gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh, trinh sát cơ chiến lược 'Chim Đen' Lockheed SR-71 của quân đội Mỹ vẫn là máy bay quân sự nhanh nhất từng hoạt động.
Sức mạnh thống trị của 'Chim Đen' SR-71: Trinh sát cơ chiến lược Mỹ

Khi chiếc máy bay trinh sát U-2 được thiết kế vào những năm 1950, nhà thiết kế Clarence "Kelly" Johnson đã nhận thấy nó rất dễ bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không đối phương.

Vì vậy, để phục vụ trinh sát đường không, đầu những năm 1960, chính quyền Mỹ quyết định phát triển dự án máy bay trinh sát bay nhanh hơn mọi máy bay khác, đó là cơ sở để chiếc SR-71 Blackbird ra đời (mẫu thử cất cánh lần đầu năm 1964).

Sức mạnh thống trị của 'Chim Đen' SR-71: Trinh sát cơ chiến lược Mỹ - anh 1

Chiếc trinh sát cơ Lockheed SR-71 Blackbird

Thông số kỹ thuật: Lockheed SR-71 Blackbird dài 32,4m, sải cánh 16,94m, cao 5,64m, trọng lương cất cánh tối đa 78 tấn, tải trọng cảm biến trinh sát 1,6 tấn.

Sức mạnh thống trị của 'Chim Đen' SR-71: Trinh sát cơ chiến lược Mỹ - anh 2

Trinh sát cơ U-2

Chiếc SR-71 là một trong những máy bay đầu tiên được tạo dáng để giảm thiểu mặt cắt radar, cho dù tín hiệu radar của nó vẫn có thể phát hiện được bởi các hệ thống radar hiện đại, không giống như những kiểu máy bay "tàng hình" sau này.

Ưu thế tự vệ vượt trội của 'Chim Đen' Lockheed SR-71 là tốc độ và trần bay cao. Khi phát hiện thấy tên lửa đất-đối-không được phóng ra hướng về phía mình, nó chỉ cần tăng tốc độ và thoát khỏi 'thần chết' một cách dễ dàng.

Sức mạnh thống trị của 'Chim Đen' SR-71: Trinh sát cơ chiến lược Mỹ - anh 3

SR-71 Blackbird bay nhanh gấp 3,2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao 27.000m

Chiếc SR-71 Blackbird đã làm được những điều tưởng chừng không thể ở thời đó như bay nhanh gấp 3,2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao 27.000m.

Không chỉ các tên lửa phòng không bó tay trước SR-71 Blackbird, mà ngay cả các máy bay chiến đấu nhanh nhất của Liên Xô – MiG-25 cũng thiếu tốc độ cần thiết để ngăn chặn chiếc SR-71.

Sức mạnh thống trị của 'Chim Đen' SR-71: Trinh sát cơ chiến lược Mỹ - anh 4

Chiếc MiG-25 của Liên Xô

“Liên Xô đã có một kế hoạch để đánh chặn chiếc SR-71 bằng cách sử dụng một chiếc MiG-25 ở phía trước, và một ở phía dưới chiếc SR-71, và khi SR-71 băng qua họ sẽ phóng tên lửa. Nhưng do những hạn chế về máy tính, mà điều này không thể thực hiện được. Trước hết, SR-71 bay quá cao và quá nhanh, MiG-25 khó có thể theo kịp. Thứ hai, các tên lửa gần như là vô dụng ở độ cao trên 27.000m, và như bạn đã biết, SR-71 còn bay cao hơn thế. Nhưng ngay cả khi bắt kịp được nó, tên lửa Liên Xô cũng thiếu tốc độ cần thiết để truy đuổi SR-71, chúng dễ dàng bị bỏ xa”, Belenko viết trong cuốn sách.

Video: Sức mạnh của trinh sát cơ SR-71

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

- Sức mạnh khủng khiếp của 'Thần Sấm': Máy bay yểm trợ số 1 Mỹ

- Chiến đấu cơ tàng hình Mỹ: Những 'bóng ma' đáng sợ trên bầu trời

- Siêu tên lửa CHAMP: 'Kẻ giết người thầm lặng' của Không quân Mỹ

- Bộ Quốc phòng Mỹ và thương vụ thâu tóm 'quái vật bầu trời' lớn nhất trong lịch sử

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.