Sức sống mới ở nơi từng là “thủ phủ” của IS

(Ngày Nay) - Trong cái nắng nóng khắc nghiệt của sa mạc, nhiều tuần sau khi cuộc chiến đô thị ác liệt nhất kể từ sau Thế chiến II kết thúc, một vị hiệu trưởng trường trung học ở thành phố Mosul đã đi tới bờ Tây con sông Tigris để chứng kiến đống đổ nát từng là ngôi trường mà ông quản lý.
Trường ĐH Mosul bị thiêu rụi bởi phiến quân IS đang thu hút nhiều sinh viên trở lại. (Nguồn: NYTimes)
Trường ĐH Mosul bị thiêu rụi bởi phiến quân IS đang thu hút nhiều sinh viên trở lại. (Nguồn: NYTimes)

Nằm gần khu vực thành cổ Mosul chính là ngôi trường cổ kính nơi mà nhiều thế hệ lãnh đạo chính trị và quân đội của Iraq từng theo học, nhưng giờ chỉ còn là đống đổ nát. Hai dãy nhà đã bị san phẳng do các cuộc không kích mà liên quân Mỹ dẫn đầu thực hiện chống phiến quân IS. Những bức tường bao thủng lỗ chỗ vết đạn bắn và các phòng thí nghiệm, thư viện... bị đốt cháy bởi các tay súng phiến quân.

Khung cảnh hủy diệt này khiến cho hiệu trưởng Muthana Saleh cảm thấy tuyệt vọng. Nhưng gần đây, với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên cùng một nhà tài trợ trong nước, ông bắt đầu mở lại các lớp học để tiếp nhận 450 học sinh.

"Chúng tôi đã giải quyết được vấn đề" - ông Saleh nói - "Chúng tôi đã tìm được nguồn lực. Đó chính là tinh thần của Mosul".

Trong suốt 3 năm liền, khu vực đô thị lớn thứ hai ở Iraq với 3 triệu dân đã chìm trong ách thống trị của phiến quân IS. Khi tổ chức này bị đánh bại hồi tháng 7 vừa qua, nhiều người đã thấy tín hiệu báo trước sự sụp đổ hoàn toàn của nhóm phiến quân này. Tuần trước, chính phủ Iraq cùng liên quân Mỹ dẫn đầu đã tuyên bố cuộc chiến chống IS đã kết thúc.

Nhưng cuộc chiến ở Mosul đã kéo dài tận 9 tháng, khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hơn 1 triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa. Đến nay vẫn còn khoảng 600.000 người rời bỏ Mosul và xấp xỉ  60.000 ngôi nhà bị bỏ trống. Các khu vực kinh tế ở Mosul bị tê liệt khi có gần 20.000 tòa nhà chính phủ và cơ sở thương mại bị phá hủy, theo thống kê của LHQ.

Rìa phía Tây của thành phố đặc biệt hứng chịu sự hủy diệt. Nó đã trải qua 6 tháng chiến trận ác liệt trong đô thị cùng những đợt đánh bom ghê gớm.

"Mosul là câu chuyện về 2 thành phố" - Lise Grande, phối hợp nhân quyền ở Iraq kiêm Giám đốc Chương trình Phát triển LHQ, cho hay - "Ở Đông Mosul, hơn 95% người dân đã trở về nhà, nhưng ở phía Tây thì mọi chuyện khác hẳn".

Kể từ mùa Hè năm nay, cộng đồng quốc tế đã hỗ trợ khoản tiền 400 triệu USD để giúp phục hồi mạng lưới cung cấp điện năng, nước và thuốc men của Mosul. Tuy nhiên, các nước tài trợ cũng chính phủ Iraq đang vật lộn với việc đưa ra một kế hoạch tái phát triển trị giá nhiều tỷ USD.

Ngày 30-11 vừa qua, một giải chạy marathon dành cho trẻ em đã được tổ chức ở Mosul, thu hút được 4.000 người tham dự. Các nhà tổ chức hy vọng rằng sự kiện sẽ giúp thay đổi bầu không khí tang thương ở thành phố này. Ở rìa phía Đông, Đại học Mosul cũng tràn ngập các hoạt động của khoảng 30.000 sinh viên, những người mới trở lại lớp học.

Trong suốt nhiều thế kỷ, Mosul đã là trung tâm của nghiên cứu và học tập. Trong thời kỳ Trung cổ, các học giả tại đây đã bắt đầu phát triển kỹ thuật phẫu thuật và điều chế dược phẩm mà đến ngày nay vẫn được y học hiện đại áp dụng.

Dưới thời cai trị của IS, phần lớn các lớp học ở Mosul bị buộc phải tạm dừng hoạt động, bởi tổ chức phiến quân này ép các trường học giảng dạy nội dung mà chúng muốn. Điều này khiến phần lớn giảng viên và cả sinh viên từ bỏ trường học.

Sau khi IS bại trận, Giáo sư Intisar Abdel Rada, người đã giảng dạy bộ môn kế toán suốt 18 năm, tham gia cùng một nhóm các giảng viên và sinh viên để kêu gọi đóng góp tiền sửa chữa lại trường ĐH Mosul. "Cứ như thể chúng tôi đã chết và mới được hồi sinh vậy", bà Rada nói.

Nhiều tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài Iraq đã cam kết sẽ đóng góp cho công việc tái phát triển thành phố Mosul. Mới đây nhất, một nhóm công dân Iraq đang sinh sống tại Anh đã tự nguyện cung cấp nguồn vốn hoạt động cho một số bệnh viện ở thành phố này.

"Chúng tôi đã sống qua nhiều thập kỷ mà người dân Iraq không tin tưởng lẫn nhau" - Bác sỹ Salih, Giám đốc bệnh viện Phụ sản ở Mosul, nói - "Đó là sự thực và là thách thức lớn mà chúng tôi phải đối mặt. Nhưng bây giờ, mọi chuyện đã khác, mọi người có động lực để giúp đỡ nhau".

Dọc sông Tigris, tại khu vực thành cổ, một số người dân may mắn tìm thấy ngôi nhà của họ vẫn đứng vững sau chiến sự ác liệt. Talal Muhammad, cha của 4 người con, đã vận hành một cửa hàng thực phẩm nhỏ trong suốt 30 năm, và mới đây ông được một nhà hảo tâm hỗ trợ 850 USD để sửa chữa lại cửa hàng.

Trong lúc đội ngũ tình nguyện viên, sinh viên, giảng viên, y bác sỹ... và đủ mọi thành phần khác trong cộng đồng của Mosul cùng chung tay vực dậy thành phố này, nhiều người tin tưởng rằng nó sẽ sớm lấy lại được sức sống mới sau trận chiến ác liệt đã quét sạch tổ chức phiến quân IS khỏi đây.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.