Tên lửa dọn đường cho các chiến dịch quân sự của Mỹ

(Ngày Nay) - Tên lửa hành trình Tomahawk được xem là vũ khí không thể thiếu trong các cuộc can thiệp quân sự của Mỹ ở nước ngoài gần đây.
Tên lửa Tomahawk phóng từ một tàu khu trục Mỹ. Ảnh: Guardian.
Tên lửa Tomahawk phóng từ một tàu khu trục Mỹ. Ảnh: Guardian.

Mỹ bất ngờ phóng 59 tên lửa Tomahawk từ hai tàu khu trục hạm hải quân nhằm vào một căn cứ không quân gần thành phố Homs, Syria hôm 6/4. Đây được coi là vũ khí phù hợp nhất để Mỹ tấn công Syria, cũng là loại tên lửa thường được Lầu Năm Góc sử dụng để "dọn đường" cho các chiến dịch can thiệp quân sự ở nước ngoài, theo Guardian.

Có chiều dài hơn 6,25 m, nặng 1.590 kg, Tomahawk là tên lửa hành trình tầm xa tốc độ cận âm, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có thể phóng đi từ tàu mặt nước lẫn tàu ngầm.

Tomahawk được coi là vũ khí thông minh bởi nó sở hữu hệ thống dẫn đường quán tính và định dạng địa hình (TERCOM), có khả năng tự điều chỉnh hướng bay dựa trên dữ liệu địa hình được vệ tinh thu thập trước đó. Nhờ trang bị TERCOM, tên lửa Tomahawk có thể bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách 1.600 km với sai số chỉ vài mét.

Dòng tên lửa này thường mang đầu đạn nặng 454 kg, được thiết kế để bay cực thấp né tránh hệ thống radar của địch, có thể tiêu diệt các mục tiêu kiên cố với độ chính xác cao. Nó cũng được trang bị hàng trăm quả đạn phụ để tiêu diệt các mục tiêu mềm, chẳng hạn như máy bay, kho tàng của đối phương.

Trong cuộc tấn công vào căn cứ không quân Syria, Mỹ được cho là đã sử dụng tên lửa Tomahawk mang đầu đạn phụ kiểu này để phá hủy các chiến đấu cơ, nhà chứa máy bay, hầm đạn và trạm radar trong căn cứ không quân Syria.

Với khả năng như vậy, Tomahawk trở thành lựa chọn hàng đầu của các chiến lược gia quân sự Mỹ trong giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến, nhằm tiêu diệt các mục tiêu quan trọng nhất của địch với tổn thất ít nhất về người của mình.

Từ Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 đến nay, tên lửa Tomahawk đã được khai hỏa để mở đầu cho nhiều chiến dịch quân sự của Mỹ, tiêu diệt các sở chỉ huy, trung tâm đầu não, kho tàng... của đối phương, giúp Mỹ thu về những thành công lớn. Anh là nước duy nhất ngoài Mỹ mua dòng tên lửa này sau một thỏa thuận năm 1995.

Mỗi quả tên lửa Tomahawk được cho là có giá 1,5 triệu USD và đang được nâng cấp. Quá trình hiện đại hóa Tomahawk diễn ra khá nhanh, cũng là phương án tiết kiệm, giúp quân đội Mỹ phản ứng trước các mối đe dọa tiềm tàng.

Chính quyền Obama đề xuất dừng sản xuất tên lửa Tomahawk, động thái nằm trong chính sách cắt giảm chi tiêu quốc phòng năm 2014. Vào thời điểm đó, hải quân Mỹ đã tích trữ được 4.000 tên lửa loại này.

Cuối tháng 12 năm ngoái, tập đoàn Raytheon được trao hợp đồng trị giá 303,7 triệu USD để sản xuất thêm 214 tên lửa hành trình Tomahawk Block IV và linh kiện cho hải quân Mỹ. Hợp đồng này dự kiến hoàn tất vào tháng 8/2018.

Theo Vnexpress
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.