Thấy gì qua việc Trung Quốc phô trương vũ khí

(Ngày Nay) - Theo nhiều nhà phân tích, các nước láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là những quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh, có thể hiểu cuộc diễu binh hôm 30/7 và bài phát biểu của ông Tập Cận Bình hôm qua là thông điệp cảnh cáo sẵn sàng dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng nếu cần.
Trung Quốc diễu binh hôm 30/7. Ảnh: Stringer.
Trung Quốc diễu binh hôm 30/7. Ảnh: Stringer.
Màn phô trương sức mạnh rầm rộ tại Căn cứ huấn luyện chiến thuật kết hợp Chu Nhật Hòa ở vùng Nội Mông, căn cứ huấn luyện lớn nhất của thể loại này ở châu Á, được các nhà quan sát quân sự từ Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore và khắp thế giới theo dõi. Và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua yêu cầu quân đội nước này phải đánh bại “mọi kẻ thù dám vi phạm” chủ quyền quốc gia, an ninh và các lợi ích phát triển của Trung Quốc.
Hôm qua, nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra thông điệp cứng rắn về chủ quyền quốc gia rằng, nước này sẽ không bao giờ cho phép để mất “bất kỳ tấc đất nào” vào tay người ngoài, trong bối cảnh Bắc Kinh đang dính vào nhiều cuộc tranh chấp với các nước láng giềng. Tuyên bố của ông Tập được đưa ra trong bài phát biểu dài gần 1 giờ tại Bắc Kinh để chào mừng 90 năm thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, quân đội đang có lực lượng đông nhất thế giới với 2,3 triệu người, và đã trở thành một trụ cột chính để bảo vệ đảng cầm quyền từ năm 1927. “Chúng ta chắc chắn sẽ không cho phép bất kỳ người nào, tổ chức nào hay đảng chính trị nào chia cắt bất kỳ phần lãnh thổ nào của người Trung Quốc khỏi Trung Quốc vào bất kỳ lúc nào và dưới bất kỳ hình thức nào”, ông Tập tuyên bố.
Ông Collin Koh Swee Lean, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình an ninh biển tại Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore, cho rằng, phát biểu của ông Tập nhằm vào nhiều đối tượng.“Theo tôi, sự phô trương cơ bắp này không chỉ nhằm vào người ngoài - có thể là tín hiệu rõ ràng gửi đến những đối tượng bị coi là đối thủ đang có tranh chấp trên biển và trên đất liền với Trung Quốc hay đơn giản là sự răn đe với những kẻ thù tiềm tàng”, ông Koh nói. “Dù Bắc Kinh có cố gắng giải thích động cơ đằng sau đợt diễu binh lần này là gì thì tôi vẫn tin nó sẽ bị các nước láng giềng diễn giải theo nhiều cách khác nhau, tiêu cực lẫn tích cực, hay cả hai”, nhà nghiên cứu nhận xét.
Cuộc diễu binh cuối tuần qua rõ ràng là màn phô trương lực lượng với 12.000 binh lính và hàng loạt vũ khí hiện đại như xe tăng, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân DF-31AG, máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc J-20, các loại máy bay chiến đấu J-15 và J-16, trong khi các máy bay ném bom H-6K lượn trên bầu trời.
Ông Stephen Nagy, giáo sư ngành chính trị và quốc tế học tại ĐH Cơ đốc giáo quốc tế tại Tokyo, nói rằng, Nhật Bản coi đợt diễu binh lần này là “sự thể hiện rõ ràng những mối quan ngại an ninh đối với Trung Quốc”.“Việc họ mở rộng quân đội nhanh chóng trong 20 năm qua và mua sắm nhiều loại tên lửa và công nghệ có thể đe dọa những lợi ích an ninh của Nhật Bản trên biển Đông và Hoa Đông càng cho thấy một cường quốc khu vực đang cố thay đổi nguyên trạng bằng phương tiện quân sự”, ông Nagy nói.
Nhà nghiên cứu này cho rằng, hàm ý chính trị của hành động này là nhiều quốc gia hoặc sẽ tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ hoặc phụ thuộc nhiều hơn vào những cường quốc như Nhật Bản, trong bối cảnh Tokyo đang nỗ lực đa phương hóa đối tác chiến lược với những nước như Ấn Độ, Úc...
Kích thích chạy đua vũ trang
Trong khi đó, TS Rajeev Ranjan Chaturvedy, nhà nghiên cứu về Ấn Độ tại Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc ĐH Quốc gia Singapore, nói rằng, ông cảm thấy bối rối với tuyên bố của ông Tập về “mọi kẻ thù dám vi phạm” và băn khoăn có phải lãnh đạo Trung Quốc muốn cảnh cáo Ấn Độ. Đến lúc này, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đối đầu nhau suốt hơn 40 ngày trên vùng cao nguyên biên giới thuộc dãy Himalaya. Cả hai bên đều cáo buộc nhau khiến tranh chấp leo thang bằng việc điều quân đến biên giới.
“Chắc chắn Ấn Độ cảm thấy sự đe dọa nào đó từ một cuộc diễu binh như vậy”, ông Chaturvedy nhận định. Nhà nghiên cứu này cho rằng, đợt đối đầu đang diễn ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ càng làm gia tăng tâm lý chống Trung Quốc vốn vẫn luôn tồn tại ở Ấn Độ. “Tôi không rõ cuộc diễu binh lần này có bồi thêm tâm lý tiêu cực đó không”, ông Chaturvedy nói.
Còn ông Koh cho rằng, trong bối cảnh Trung Quốc dính vào nhiều tranh chấp trên biển và trên đất liền với các nước láng giềng, việc Bắc Kinh phô trương hàng loạt vũ khí quân sự hiện đại càng làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực. “Cuộc diễu binh này sẽ được hiểu là sự phô trương quân sự nhằm gửi đi tín hiệu rằng Bắc Kinh sẵn sàng dùng bạo lực nếu cần để bảo vệ những lợi ích chủ quyền và lãnh thổ của họ”, ông Koh nói.
GS Rommel Banlaoi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tình báo và an ninh quốc gia, một nhóm nghiên cứu phi chính phủ tại Philippines, cho rằng, Manila nhận thấy tín hiệu cảnh cáo đằng sau cuộc diễu binh này. “Nhưng sự cảnh báo đó sẽ không khiến Philippines phiền lòng. Hành động quân sự không nằm trong chương trình của Manila vì Tổng thống Rodrigo Duterte muốn duy trì quan hệ bạn bè với Trung Quốc và sử dụng các buộc đàm phán chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp giữa hai nước”, ông Banlaoi nói.
Việt Nam phản đối Trung Quốc xây rạp chiếu phim ở Hoàng Sa
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc xây dựng và đưa vào sử dụng rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 1/8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước bước đi này của Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hoạt động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế và không thể làm thay đổi được chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. “Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc không để tái diễn các hành động tương tự”, bà Hằng nói.
Trước đó, Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin rạp chiếu phim đã được đưa vào sử dụng để phục vụ binh lính đóng trái phép tại Phú Lâm - đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa. Những năm gần đây, Trung Quốc xây dựng, lắp đặt trái phép nhiều cơ sở trang thiết bị quân sự trên đảo này và đưa khoảng 1.000 người ra đó để phục vụ mục đích quân sự hóa biển Đông.
Theo Tiền Phong
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.