Thế Chiến 3: Nga-Mỹ-TQ ai sẽ chiếm ưu thế quân sự?

Viễn cảnh Thế Chiến 3 là điều mà không ai mong muốn. Liệu Nga, Mỹ hay Trung Quốc với tiềm lực quân sự của mình có thể chiếm ưu thế nếu chiến tranh nổ ra?
Thế Chiến 3: Nga-Mỹ-TQ ai sẽ chiếm ưu thế quân sự?

Tình hình quốc tế đang ngày càng trở nên phức tạp với những cuộc chạy đua vũ trang, các vấn đề khủng bố, hạt nhân, tranh chấp lãnh thổ…luôn gợi đến khả năng xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ 3.

Dưới đây là so sánh sức mạnh quân sự của 3 cường quốc hàng đầu thế giới thông qua 4 yếu tố quân sự.

Chiến đấu cơ tàng hình

Mỹ dẫn đầu trong lĩnh vực này vì Hoa Kỳ hiện là quốc gia duy nhất sở hữu chiến đấu cơ 5 như máy bay chiến đấu F-22 và F-35.

Thế Chiến 3: Nga-Mỹ-TQ ai sẽ chiếm ưu thế quân sự? ảnh 1

Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc.

Nga hiện đang phát triển một loại máy bay tiêm kích tàng hình T-50, dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào cuối năm 2016 hoặc đầu 2017.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng giới thiệu hai mẫu chiến đấu cơ tàng hình J-31 và J-20 được cho là sánh ngang với F-35.

Thế Chiến 3: Nga-Mỹ-TQ ai sẽ chiếm ưu thế quân sự? ảnh 2

Nga sẽ sớm đưa vào biên chế quân đội tiêm kích tàng hình thế hệ 5 T-50.

Hiện tại, Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch phát triển chiên đấu cơ J-23 và J-35.

Xe tăng

Quân đội Mỹ đã biên chế hoạt động mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực M-1 Abrams từ những năm 1980.

Thế Chiến 3: Nga-Mỹ-TQ ai sẽ chiếm ưu thế quân sự? ảnh 3

Xe tăng chiến đấu chủ lực M-1 Abrams của Mỹ.

M-1 Abrams đã trải qua nhiều lần nâng cấp trong hàng chục năm qua. Bọc giáp chắc chắn, hỏa lực mạnh, hệ thống điện tử hiện đại, uy lực được chứng minh trên chiến trường đã giúp M1 Abrams trở thành một trong số các mẫu xe tăng thành công nhất mọi thời đại.

Nga hiện đang thử nghiệm siêu tăng T-14 Armata nhưng chỉ riêng phiên bản T-90 đã là một chiếc xe tăng mạnh mẽ. Chiếc T-90 ở Syria hoàn toàn không hề hấn gì sau khi bị phiến quân nhắm bắn bằng tên lửa TOW.

Thế Chiến 3: Nga-Mỹ-TQ ai sẽ chiếm ưu thế quân sự? ảnh 4

Siêu tăng Armata vượt trội hơn hẳn xe tăng Đức, Mỹ trong khi chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều lần.

T-90 là phiên bản cải tiến cuối cùng của xe tăng T-72B. Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125 mm, tầm bắn thẳng là 4.000 m, tầm bắn cầu vồng 10.000 m và tên lửa là 5.000 m. T-90 có 3 biến thể: T-90K, T-90S và T-90SK. Mỗi loại đều được cải tiến và lắp đặt thêm các trang thiết bị khí tài tân tiến.

Giống như Nga, Trung Quốc biên chế nhiều loại xe tăng trong quân đội nhưng nổi bật nhất là loại Type 99.

Thế Chiến 3: Nga-Mỹ-TQ ai sẽ chiếm ưu thế quân sự? ảnh 5

Mấu xe tăng Type-99 của Trung Quốc

Mẫu xe tăng chiến đấu thế hệ thứ ba, sử dụng động cơ 1.500 mã lực. Vũ khí chính của Type-99 là pháo nòng trơn 125 mm, trang bị hệ thống nạp đạn tự động, có thể bắn với nhiều loại đạn có tầm sát thương lên đến 4km, đồng thời nó cũng có khả năng bắn tên lửa qua nòng pháo.

Hiện tại sức mạnh xe tăng của Nga, Mỹ và Trung Quốc là khá ngang tầm nhưng điều này sẽ thay đổi khi Nga biên chế hàng loạt siêu tăng Armata vào quân đội trong tương lai gần.

Tàu chiến

Mỹ sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với hàng loạt tàu sân bay cỡ lớn, tàu khu trục dẫn đường nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, đôi khi số lượng không quyết định được chiến thắng nếu cuộc chiến xảy ra ở vùng biển của đối phương.

Thế Chiến 3: Nga-Mỹ-TQ ai sẽ chiếm ưu thế quân sự? ảnh 6

Nga đã chứng tỏ sức mạnh quân sự vượt trội bằng sức mạnh tên lửa hành trình Kalibr nhắm bắn vào các mục tiêu khủng bố ở Syria.

Trước khi tên lửa hành trình Kalibr đạt được những thành công vang dội trên chiến trường Syria, hải quân Nga đã lên kế hoạch trang bị tên lửa này cho hàng loạt loại tàu mặt nước, từ hạng trung trở xuống. Nga cũng cónhững hệ thống vận hành tên lửa Club-K chống tàu tấn công mặt đất.

Thế Chiến 3: Nga-Mỹ-TQ ai sẽ chiếm ưu thế quân sự? ảnh 7

Tuần dương hạm Moskva biên chế trong hải quân Nga.

Trung Quốc đang nỗ lực để phát triển quân trên biển bằng cách củng cố lực lượng cảnh sát biển và dân quân trên biển. Cảnh sát biển Trung Quốc đã tiếp nhận tàu hải cảnh lớn nhất và trang bị vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới với tên lửa, vũ khí và các thiết bị cảm biến hiện đại.

Tàu ngầm

Cuộc chiến dưới đáy biển sâu thường phụ thuộc phần lớn vào số lượng.

Thế Chiến 3: Nga-Mỹ-TQ ai sẽ chiếm ưu thế quân sự? ảnh 8

Hải quân Mỹ có 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo kết hợp với 280 tên lửa hạt nhân, bốn tàu ngầm tên lửa dẫn đường với 154 tên lửa hành trình Tomahawk, và 54 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Rõ ràng, Mỹ có ưu thế hơn hẳn trong lĩnh vực vực này.

Nga chỉ có 60 tàu ngầm nhưng khả năng tàng hình của tàu ngầm hạt nhân là khá quá ấn tượng, chạy êm nhất thế giới (lớp Kilo 636), lặn sâu nhất thế giới (Lira, dự án 705, lặn tối đa 800 m).

Trung Quốc có năng lực tàu ngầm hạn chế. Bắc Kinh chỉ sở hữu 5 tàu ​​ngầm hạt nhân tấn công, 53 tàu ngầm tấn công diesel, và bốn tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân cho đến nay, nhưng những con số này có thể tăng lên trong tương lai gần.

Thế Chiến 3: Nga-Mỹ-TQ ai sẽ chiếm ưu thế quân sự? ảnh 9

Đa số các tàu ngầm Trung Quốc sở hữu công nghệ lỗi thời, hoạt động quá ồn ào và dễ dàng bị theo dõi.

Một lần nữa, Mỹ chiếm ưu thế về tác chiến tàu ngầm với số lượng vượt trội, nhưng Nga và Trung Quốc đang rút ngắn khoảng cách cả về số lượng và chất lượng.

*Bài phân tích thể hiện quan điểm riêng của tác giả Logan Nye, đăng tải lần đầu tiên trên trang mạng We Are The Mighty.

Đăng Nguyễn

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.