Thiên văn học: Chiêm ngưỡng Sao Kim rõ nhất ngày 7/6

Vào Chủ nhật ngày 7/6 sẽ là một trong hai thời điểm tốt nhất trong năm 2015 để quan sát và chụp hình Sao Kim.
Thiên văn học: Chiêm ngưỡng Sao Kim rõ nhất ngày 7/6

Quan sát Sao Kim ngày 7/6

Vì lúc này Sao Kim nằm xa nhất về hướng đông so với Mặt Trời, tức là nó sẽ nằm rất cao và lặn rất trễ vì ở lại bầu trời rất lâu, làm cho thời gian bạn quan sát nó trở nên lâu dài hơn và dễ dàng quan sát hơn.

Thiên văn học: Chiêm ngưỡng Sao Kim rõ nhất ngày 7/6 - anh 1

Hình ảnh Sao Kim nhìn từ Trái Đất bằng mắt thường

Cách quan sát

Bạn hãy ra đường vào buổi chiều Chủ nhật ngày 7/6 từ khi Mặt Trời lặn dần ở hướng tây và nhìn về hướng Mặt Trời lặn, bạn sẽ thấy được Sao Kim tỏa sáng sáng chói ở đó và bạn sẽ không thể không bị gây chú ý bởi nó.

Hãy sử dụng mắt thường của mình để chiêm ngưỡng hoặc tốt hơn là quan sát qua ống dòm hay kính thiên văn.

Sao Kim sẽ có độ sáng biểu kiến lên tới -4,0 và sẽ nằm trong chòm sao Cancer (Con cua) cho tới sau 9 giờ tối mới lặn ở chân trời hướng tây.

Lần quan sát tốt tiếp theo trong năm 2015 là vào cuối tháng 10.

Thiên văn học: Chiêm ngưỡng Sao Kim rõ nhất ngày 7/6 - anh 2

Những sự kiện thiên văn đáng chú ý khác trong năm 2015:

1. Mưa sao băng Delta Aquarids có cực điểm ngày 28, 29 tháng 7. Đây là mưa sao băng nhỏ với mật độ lúc cực điểm khoảng 20 sao băng mỗi giờ. Do cực điểm nằm rất gần thời điểm Trăng tròn nên về cơ bản nó chỉ có thể được quan sát với mật độ nhỏ ở những nơi có điều kiện khí quyển và thời tiết lý tưởng.

2. Mưa sao băng Perseus có cực điểm ngày 12, 13 tháng 8. Một trong những mưa sao băng lớn nhất hàng năm, được gây ra bởi những mảnh vụn còn sót lại của sao chổi Swift-Tuttle trên quĩ đạo Trái Đất.

Nó có thể đạt trên 60 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Năm 2015, nếu không có biến cố về thời tiết mưa sao băng này sẽ rất thuận lợi để quan sát vì nó có cực điểm vào lúc không Trăng.

3. Mưa sao băng Orionids cực điểm ngày 21, 22 tháng 10. Mưa sao băng loại trên trung bình với cực điểm có thể đạt 20 đến 30 sao băng mỗi giờ. Rạng sáng khi Trăng đã lặn sẽ là thời điểm tốt nhất để quan sát hiện tượng này.

4. Sao Kim và Sao Mộc giao hội lúc rạng sáng ngày 26 tháng 10. Hai hành tinh sáng nhất trên bầu trời sẽ nằm ở gần sát nhau trên bầu trời. Hãy nhìn về bầu trời phía Đông khi trời còn tối, trước lúc Mặt Trời mọc lên để thấy rõ hiện tượng này.

5. Sao Kim, Sao Mộc và Sao Hỏa giao hội rạng sáng ngày 28 tháng 10. Hai ngày sau hiện tượng giao hội ngày 26, Sao Hỏa sẽ tham gia vào cuộc gặp gỡ của các hành tinh này.

Hãy nhìn về bầu trời phía Đông trước lúc Mặt Trời mọc. Với một chiếc kính thiên văn nhỏ, bạn cũng sẽ dễ dàng hơn để quan sát các hành tinh này.

6. Mưa sao băng Leonids có cực điểm ngày 17, 18 tháng 11. Mưa sao băng Leonids năm 2015 sẽ là trận mưa sao băng trung bình, không còn lớn như trước đây. Nó cho phép bạn quan sát vào lúc cực điểm khoảng 20 sao băng mỗi giờ.

Rạng sáng ngày 18/11 sẽ là thời điểm quan sát lý tưởng nhất. Khi Mặt Trăng đã lặn, nếu thời tiết thuận lợi đây vẫn sẽ là hiện tượng rất đáng chú ý.

7. Mặt Trăng và Sao Kim giao hội rạng sáng ngày 7 tháng 12. Hãy nhìn về bầu trời phía Đông trước lúc Mặt Trời mọc để quan sát hai thiên thể sáng nhất bầu trời đêm này khi chúng nằm rất gần nhau.

8. Mưa sao băng Geminids có cực điểm ngày 13, 14 tháng 12. Mưa sao băng lớn nhất trong năm, với cực điểm có thể lên tới hơn 100 sao băng mỗi giờ.

Nó có vùng trung tâm là chòm sao Gemini (Song Tử). Rơi vào thời điểm không Trăng, nếu không có biến cố thời tiết thì đây sẽ là điều kiện lý tưởng nhất để bạn quan sát trận mưa sao băng lớn nhất này.

Trang Ly (T/h)

Nguồn: FTVHVutrutrongtamtay/Đặng Vũ Tuấn Sơn-Thienvanvietnam

Xem thêm:

- Phát hiện: Ống Plasma khổng lồ bao quanh Trái đất

- 'Ngày tận số' của Mặt Trời [Kỳ cuối]

- Hệ Mặt trời hình thành như thế nào? [Kỳ 1]

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.