Top 5 vũ khí 'đáng gờm' nhất châu Âu

Tiêm kích Typhoon, tiêm kích F-35, tàu ngầm A26 là 3 trong những vũ khí nguy hiểm và đáng gờm nhất của châu Âu.
Top 5 vũ khí 'đáng gờm' nhất châu Âu

Tiêm kích Typhoon

Theo National Interest, Eurofighter Typhoon là sản phẩm liên doanh giữa 4 quốc gia Anh, Đức, Italy và Tây Ban Nha. Chương trình phát triển tiêm kích chung bắt đầu từ năm 1983, Typhoon được đưa vào hoạt động chính thức trong Không quân Đức từ năm 2003 sau 20 năm phát triển. Typhoon là chiến đấu cơ thế hệ 4 nhưng được trang bị một số công nghệ thế hệ 5.

Top 5 vũ khí 'đáng gờm' nhất châu Âu - anh 1

Máy bay có thiết kế khí động học kiểu cánh tam giác nên có đặc tính bay rất nhanh nhẹn. Nhà thiết kế phủ một lớp sơn đặc biệt lên bề mặt máy bay giúp giảm diện tích phản hồi radar (tàng hình). Một trong những đặc tính ưu việt của Typhoon là khả năng bay siêu âm mà không cần dùng đến buồng đốt 2 lần cho phép tiết kiệm nhiên liệu.

Tiêm kích này có 13 điểm treo vũ khí dưới cánh có thể mang theo những vũ khí hiện đại nhất của châu Âu. Tướng John P. Jumper, tham mưu trưởng Không quân Mỹ từng nhận xét, Typhoon vừa nhanh nhẹn và rất tinh vi.

Tàu sân bay Queen Elizabeth
HMS Queen Elizabeth là hàng không mẫu hạm lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh đồng thời là tàu sân bay lớn thứ 2 thế giới. Dự kiến, tàu đầu tiên sẽ phục vụ trong hải quân từ năm 2020. Hàng không mẫu hạm có chiều dài 283 m, rộng 70 m, mớn nước 11 m, lượng giãn nước toàn tải 70.600 tấn.
Top 5 vũ khí 'đáng gờm' nhất châu Âu - anh 2

Chiến hạm lớn nhất châu Âu có khả năng mang theo 50 máy bay các loại, trong đó có 36 tiêm kích tàng hình F-35B (phiên bản cất cánh thẳng đứng) hoặc F-35C (phiên bản cất cánh thông thường). Hệ thống động lực trên tàu gồm: 2 động cơ tuabin khí cùng 4 động cơ diesel, tốc độ tối đa khoảng 25 hải lý/giờ, dự trữ hành trình 10.000 hải lý.

Điểm nổi bật của Queen Elizabeth là được trang bị hệ thống điện tử điều phối hàng không tiên tiến với cảm biến chính là radar quét mạng pha điện tử chủ động S1850M. Radar này có khả năng phát hiện 1.000 mục tiêu ở khoảng cách 400 km.

Tàu sân bay Charles de Gaulle
Pháp là quốc gia thứ 2 trên thế giới sau Mỹ sở hữu hàng không mẫu hạm hạt nhân. Charles de Gaulle được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân K15, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, phạm vi chỉ giới hạn ở thực phẩm cho thủy thủ đoàn. Tàu sân bay này có chiều dài 261 m, rộng 64,3 m, mớn nước 9,43 m, lượng giãn nước toàn tải 42.500 tấn. Hàng không mẫu hạm Pháp có thể mang theo 40 máy bay các loại.
Top 5 vũ khí 'đáng gờm' nhất châu Âu - anh 3

Tiêm kích chủ lực của tàu là Rafale-M. Đây là chiến đấu cơ tiên tiến nhất của Pháp, có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Rafale có phạm vi hoạt động tới 3.340 km, cho phép mở rộng năng lực cho nhóm tác chiến tàu sân bay của Pháp.

Tàu sân bay Charles de Gaulle cùng tiêm kích Rafale đã chứng minh giá trị trong chiến dịch không kích Libya năm 2011 và chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong năm 2015.

Tiêm kích F-35

Chiến đấu cơ này không hoàn toàn là một sản phẩm do châu Âu sản xuất nhưng một số quốc gia trong khu vực như: Anh, Italy, Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy là đối tác chính của chương trình. Các nước sẽ lần lượt nhận chiến đấu cơ tàng hình F-35 theo thứ tự ưu tiên và mức độ góp vốn.

Top 5 vũ khí 'đáng gờm' nhất châu Âu - anh 4

Châu Âu có thể là khu vực thứ 2 sau Mỹ sở hữu phi đội tiêm kích thế hệ 5. F-35 được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay cho phép nó thực hiện các nhiệm vụ đa dạng. Chương trình F-35 có 3 phiên bản, F-35A thông thường, F-35C chuyên dùng cho hải quân và F-35B cất, hạ cánh thẳng đứng.

Tàu ngầm A26
3 thế kỷ trước, Hải quân Thụy Điển từng là một thế lực hùng mạnh trên biển. Ngày nay, hải quân nước này không còn hùng mạnh như trước nhưng họ sở hữu nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến sản xuất ra nhiều sản phẩm ưu việt, đặc biệt là tàu ngầm. Theo National Interest, Thụy Điển đang lên kế hoạch hồi sinh dự án tàu ngầm tấn công điện-diesel A26.
Top 5 vũ khí 'đáng gờm' nhất châu Âu - anh 5

Đây là loại tàu ngầm tiên tiến nhất từng được dự định sản xuất để trung hòa mối đe dọa của Hải quân Liên Xô. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, dự án tạm ngưng phát triển do không cần thiết. Tuy nhiên, năm 2009, Hải quân Thụy Điển quyết đình tái sản xuất tàu ngầm A26 nhằm đáp ứng các mối đe dọa mới.

A26 được trang bị động cơ không khí tuần hoàn độc lập AIP cho phép hoạt động lâu hơn dưới nước. Bên cạnh đó, người ta áp dụng những công nghệ và vũ khí tối tân biến nó thành sát thủ thầm lặng đáng sợ dưới mặt nước. Dự kiến, tàu ngầm mới sẽ được đưa vào phục vụ từ năm 2018 hoặc 2019.

Xem thêm:

- Uy lực đáng sợ của 'Chim Ưng đêm' F-117 thuộc Không lực Mỹ

- Sức mạnh thống trị của 'Chim Đen' SR-71: Trinh sát cơ chiến lược Mỹ

- 6 đội đặc nhiệm bí mật nhất trong lịch sử quân sự

- 5 loại vũ khí kỳ dị nhất trong Thế chiến 2

Nguồn Zing News

(Tiêu đề đã được Ngaynay.vn đặt lại)

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.