Top những vũ khí 'đáng gờm' nhất của quân đội Nga

Nga luôn được biết đến là 'kho' sản xuất những vũ khí quân sự đáng sợ nhất thế giới. Thậm chí, những vũ khí của Nga 'đáng gờm' tới mức Mỹ cũng phải chào thua.
Top những vũ khí 'đáng gờm' nhất của quân đội Nga

Theo tạp chí uy tín của Mỹ Popular Mechanics, ngành công nghiệp quốc phòng Nga trong vài năm qua đã đưa ra một loạt vũ khí mới mà Mỹ khó cạnh tranh được.

Ngoài ra, Nga đang tích cực phát triển các ngành trong khối công nghiệp quân sự, mà mới gần đây Mỹ còn chiếm ưu thế.

Dưới đây là danh sách những vũ khí 'đáng gờm' của quân đội Nga:

Xe tăng T-14 Armata

Trong cuộc diễu hành ở Moscow nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức ngày 9/5 vừa qua, Nga đã ra mắt xe tăng T-14 Armata và loạt xe bọc thép trên nền tảng Armata.

Top những vũ khí 'đáng gờm' nhất của quân đội Nga - anh 1

Xe tăng T-14 Armata

Có khả năng, trong tương lai xe tăng Armata sẽ được trang bị vũ khí mạnh hơn là loại pháo cỡ nòng 152 mm, có khả năng xuyên thủng 1m thép. Cùng với khả năng trang bị đạn pháo hạt nhân làm nghèo, T-14 Armata sẽ trở thành cỗ máy hủy diệt đáng sợ trên chiến trường.

Theo tạp chí Popular Mechanics, phiên bản này của xe tăng T-14 sẽ là "kẻ săn mồi" ghê gớm bất khả chiến bại. Trong khi đó, Hoa Kỳ đang tập trung nỗ lực để duy trì khả năng chiến đấu của các xe tăng M1 Abram hiện có, được sản xuất theo công nghệ cách đây vài thập niên.

Chiến đấu cơ Sukhoi PAK FA T-50

Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi PAK FA: T-50 có các khả năng tàng hình trước radar, được trang bị các kĩ thuật điện tử hàng không hiện đại, các hệ thống điều khiển bay kĩ thuật số và bay được ở tốc độ siêu âm. Ngoài ra, nó còn được trang bị cả vũ khí đối đất.

Tàu ngầm 941 Akula

Top những vũ khí 'đáng gờm' nhất của quân đội Nga - anh 2

Tàu ngầm 941 Akula

Là loại tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo được triển khai bởi Liên Xô trong những năm 1980.

Với trọng tải tối đa 26.000 tấn, cho đến nay, 941 Akula là loại tàu ngầm lớn nhất từng được đóng. Ngoài ra, nó còn có trọng tải choán nước lên đến 48.000 tấn khi lặn và 24.500 khi nổi, chiều dài lên đến 175m.

Máy bay trực thăng Mi-8

Các kỹ sư Nga đã thiết kế trực thăng Mi-8 với 2 động cơ Isotov TV2 cùng thân vỏ được bố trí rộng rãi hơn.

Hai động cơ được gắn ở phía trên và phía sau khoang lái, cung cấp năng lượng cho cánh quạt 5 cánh giúp máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 260 km/h.

Máy bay tiêm kích hạng nặng Su-35

Top những vũ khí 'đáng gờm' nhất của quân đội Nga - anh 3

Máy bay tiêm kích hạng nặng Su-35

Là máy bay tiêm kích đa năng, thế hệ 4++ do công ty sản xuất máy bay quân sự Sukhoi thiết kế. Nó được đánh giá là một trong những mẫu tiêm kích hiện đại nhất thế giới, tích hợp nhiều công nghệ tối tân chỉ có trên máy bay thế hệ thứ 5.

Hệ thống tên lửa đạn đạo của Nga S-300VM "Antey-2500”

Top những vũ khí 'đáng gờm' nhất của quân đội Nga - anh 4

Hệ thống tên lửa đạn đạo của Nga S-300VM Antey-250

Là phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa duy nhất trên thế giới có khả năng tiêu diệt hiệu quả tên lửa đạn đạo trong phạm vi 2.500 km, đồng thời tiêu diệt hiệu quả tất cả các mục tiêu khí động lực và khí đạn đạo.

Hệ thống pháo phòng không Pantsir-S1

Top những vũ khí 'đáng gờm' nhất của quân đội Nga - anh 5

Hệ thống pháo phòng không Pantsir-S1

Pantsir-S1 là hệ thống pháo phòng không và tên lửa đất đối không tầm ngắn và trung.

Pantsir-S1 có hai khẩu pháo 30mm và tên lửa tầm ngắn định hướng bằng sóng , cso thể tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao từ năm mét đến 10 km và ở phạm vi từ 200 mét đến 20 km.

Máy bay trực thăng tấn công Kamov Ka-52 “ cá mập đen”

Top những vũ khí 'đáng gờm' nhất của quân đội Nga - anh 6

Máy bay trực thăng tấn công Kamov Ka-52 biệt danh Cá mập đen

Được trang bị với một súng tự động 30-mm và các tên lửa định hướng Vikhr, máy bay trực thăng tấn công Kamov Ka-52 “ cá mập đen” được sử dụng để tiêu diệt kho vũ khí, nhân sự và máy bay trực thăng.

“Cá mập đen” là một máy bay siêu cơ đông, nó có thể bay ngược trở lại với tốc độ 130 km / h và bay ngang với tốc độ 100 km / h.

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

- Nga triển khai hệ thống vũ khí 'khủng' nhằm đáp trả NATO

- Vũ khí Nga-Mỹ: Cuộc đua 'kẻ tám lạng, người nửa cân'

- Vũ khí siêu thanh: Tâm điểm cuộc đua 'tam mã' Mỹ - Nga - Trung

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.