Tranh chấp trên Biển Đông: Các nước ASEAN nói có, Tổng thống Philippine nói không

(Ngày Nay) - Các quốc gia ASEAN sẽ không thể hiện thái độ bình tĩnh trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, theo một bản dự thảo tuyên bố sẽ được đưa ra trong cuộc họp thượng đỉnh ở Manila vào hôm nay
Tranh chấp trên Biển Đông: Các nước ASEAN nói có, Tổng thống Philippine nói không

"Trong khi tình hình hiện tại trên biển Đông trở nên bình lặng hơn, chúng ta không thể giữ nguyên hiện trạng như vậy được nữa.", tuyên bố trong bản dự thảo cho hay.

Tuyên bố này sẽ được đưa ra sau cuộc gặp giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên tại thủ đô của Philippines, một nguồn tin ngoại giao cho biết.

"Điều quan trọng là chúng ta hợp tác để duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải trên Biển Đông, điều này phù hợp với luật pháp quốc tế".

"Đó là mối quan tâm chung của chúng ta để tránh tình trạng sai lầm có thể dẫn tới căng thẳng căng thẳng."

Hầu như toàn bộ Biển Đông, một trong những tuyến đường thủy tấp nập nhất của thế giới, được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Đài Loan và bốn nước ASEAN - Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei - đều có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn nhau.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ và 7 quốc gia khác đang tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra hàng năm tại thủ đô Manila của Philippine.

Vào ngày chủ nhật vừa qua, Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte cho rằng vấn đề Biển Đông không nên được đưa ra thảo luận tại hội nghị.

"Chúng ta phải là bạn,nhiều tư tưởng hiếu chiến muốn chúng ta đối đầu với Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Sẽ là tốt hơn hết nếu sự ổn định và hòa bình trên Biển Đông được giữ nguyên hiện trạng, bởi không 1 quốc gia nào có đủ khả năng để tiến hành xung đột trên vùng biển này", ông Duterte phát biểu tại hội nghị.

Tại lễ khai mạc chính thức của hội nghị vào hôm nay, Tổng thống Duterte đã không đề cập đến vấn đề Biển Đông mà chỉ ra những vấn đề về an ninh khu vực mới cần được bàn luận vào thời điểm hiện tại.

Ông nói: "Chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan sẽ gây nguy hiểm cho nền hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực của chúng ta bởi vì những mối đe dọa này không phân biệt ranh giới lãnh thổ."

"Nạn cướp biển đã làm tổn hại đến sự phát triển của chúng ta và làm gián đoạn sự ổn định của nền thương mại khu vực và toàn cầu. Mối đe dọa từ việc buôn bán ma túy bất hợp pháp tiếp tục gây nguy hiểm cho nền công nghiệp của chúng ta. Những vấn đề này nên được ưu tiên trong chương trình nghị sự của cuộc họp."

Duterte đã phát triển mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc hơn kể từ khi ông này nhậm chức vào năm ngoái trong khi Việt Nam vẫn tiếp tục lên án các chính sách của Bắc Kinh trên Biển Đông. Động thái của Trung Quốc nhằm gây áp lực cho Việt Nam ngừng khoan dầu trong một khu vực tranh chấp vào tháng 7 đã khiến quan hệ giữa 2 nước trở nên căng thẳng.

Tuy nhiên vào ngày hôm qua, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông cho biết rất mong muốn làm việc với các quốc gia Đông Nam Á để xây dựng một quy tắc ứng xử trên biển.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bày tỏ sự ủng hộ với ông Tập về việc này và mong luôn giữ được nền hòa bình trên Biển Đông.

Theo Reuters

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.