“Trung Quốc, hãy cứu lấy Nam Cực“

(Ngày Nay) - EU cùng 24 nước khác đang rất cần sự đồng ý từ Trung Quốc, để thành lập 3 khu bảo tồn biển mới tại Nam Cực.
Trạm nghiên cứu Kunlun, được Trung Quốc thành lập tại Dome Argus, điểm cao nhất ở Nam Cực, một thập kỷ trước. (Ảnh: Xinhua)
Trạm nghiên cứu Kunlun, được Trung Quốc thành lập tại Dome Argus, điểm cao nhất ở Nam Cực, một thập kỷ trước. (Ảnh: Xinhua)

(Bài viết trích dẫn quan điểm của cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.)

“Trung Quốc, hãy cứu lấy Nam Cực“ ảnh 1

Ông John Kerry giữ chức Ngoại trưởng Hoa Kỳ từ năm 2013 đến năm 2017. (Ảnh: Voice of America)

Biến đổi khí hậu đang đe doạ Nam Cực

Khi Mỹ và Trung Quốc đang có những bất đồng sâu sắc, biến đổi khí hậu vẫn đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu.

Nhiều ý kiến cho rằng, viễn cảnh cuộc “Chiến tranh Lạnh 2.0” giữa Washington và Bắc Kinh đã đến rất gần. Tuy vậy, 2 nước vẫn có thể hợp tác vì những lợi ích chung quan trọng. Trong thế kỷ 20, giữa lúc đỉnh điểm căng thẳng, Mỹ và Liên Xô vẫn đạt được các thoả thuận về kiểm soát vũ khí.

Giống như vũ khí hạt nhân, biến đổi khí hậu được tạo ra bởi con người - và chỉ có con người mới giải quyết được. Trong thời điểm hiện tại, Mỹ muốn làm rõ quan điểm rằng mọi tranh chấp, xung đột giữa các cường quốc không được phép xảy ra tại Nam Cực.

Hiệp ước Nam Cực được ký kết năm 1959 đã nghiêm cấm tất cả các hoạt động quân sự, tạo nên một không gian phi hạt nhân tại châu lục. Mọi yêu sách về lãnh thổ bị gác lại; Nam Cực được coi là biểu tượng toàn cầu về hoà bình và khoa học. Hiện nay, chúng ta đang có cơ hội để mở rộng phạm vi của Hiệp ước tới khu vực Nam Đại Dương - vùng biển bao quanh toàn bộ Nam Cực.

“Trung Quốc, hãy cứu lấy Nam Cực“ ảnh 2

Đại sứ Herman Phledger, người chủ trì Hội nghị Nam Cực năm 1959 tại Washington, ký Hiệp ước Nam Cực. (Ảnh: Research Gate)

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thành lập các khu bảo tồn biển là một trong những biện pháp tốt nhất để bảo tồn đa dạng sinh học, giúp tăng khả năng phục hồi của các hệ sinh thái mỗi khi khí hậu thay đổi.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thành lập các khu bảo tồn biển là một trong những biện pháp tốt nhất để bảo tồn đa dạng sinh học, giúp tăng khả năng phục hồi của các hệ sinh thái mỗi khi khí hậu thay đổi.

Nam Đại Dương không chỉ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề bảo vệ đa dạng sinh vật biển, mà còn giúp điều hoà khí hậu toàn cầu. Không chỉ vậy, Nam Đại Dương duy trì dòng chảy giàu ô-xi và khoáng chất tới hầu hết các đại dương khác. Các loài nhuyễn thể tại Nam Cực hấp thụ khoảng 23 triệu tấn khí CO2 mỗi năm - tương đương với lượng khí thải từ 35 triệu chiếc xe hơi.

Tuy nhiên, Nam Cực đang nằm trong những khu vực nóng lên nhanh nhất hành tinh. Vào tháng 1 năm nay, đợt nắng nóng đầu tiên đã tấn công vùng Đông Nam Cực. Vài tháng sau đó, các nhà khoa học khám phá ra điểm băng tan đầu tiên tại sông băng Shirase. Chưa dừng lại ở đó, các nghiên cứu khoa học tiết lộ rằng 60% thềm băng ở Nam Cực đang có nguy cơ bị tan chảy. Nếu điều này trở thành hiện thực, mực nước biển sẽ dâng lên rất cao - gây ra thảm hoạ với các thành phố ven biển và phá huỷ hệ sinh thái ở Nam Đại Dương.

“Trung Quốc, hãy cứu lấy Nam Cực“ ảnh 3

Sông băng Shirase tại Nam Cực đã có những dấu hiệu tan băng đầu tiên. (Ảnh: YouTube)

Thế giới cần sự hợp tác của Trung Quốc

Mỹ đã chuẩn bị một kế hoạch chi tiết để giảm thiểu những tác động tiêu cực lên hệ sinh thái biển tại Nam Cực. 4 năm trước, Uỷ ban Bảo tồn Tài nguyên sinh vật biển Nam Cực (CCAMLR) đã thành lập khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới tại biển Ross, một vịnh lớn thuộc Nam Đại Dương. Động thái này đã thống nhất các đồng minh và cả những nước đang đối đầu nhau - bao gồm Mỹ, Nga và Trung Quốc - để cùng xác nhận rằng Nam Cực là biểu tượng toàn cầu cho hoà bình, khoa học và bảo tồn.

Trong quá trình thoả thuận Hiệp ước Nam Cực, tôi đã làm việc chặt chẽ với các đối tác tại Trung Quốc. Năm 2012, chính phủ Trung Quốc đã nhắc đến khái niệm “Văn minh sinh thái” trong hiến pháp. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tuyên bố rằng kinh tế và môi trường có mối liên hệ trực tiếp với nhau.

Mỹ luôn ủng hộ sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Cuối năm 2015, Washington và Bắc Kinh đã đạt một tuyên bố chung về tham vọng cắt giảm khí thải nhà kính, phá vỡ sự bế tắc trong đàm phán đã tồn tại hàng thập kỷ trước.

“Trung Quốc, hãy cứu lấy Nam Cực“ ảnh 4

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. (Ảnh: Reuters)

Thời điểm hiện tại, thế giới lại đang theo dõi cuộc đàm phán giữa 2 cường quốc, với một vài sự hoài nghi. Mặc dù vậy, Mỹ và Trung Quốc đang có cơ hội tạo ra một sáng kiến đột phá, xoá tan mọi nghi ngờ về việc thoả thuận có thể không xảy ra. 

Trung Quốc có thể khẳng định vai trò đi đầu về bảo vệ môi trường bằng việc đồng ý xây dựng 3 khu bảo tồn biển mới tại Nam Đại Dương. Không một hoạt động đánh bắt hay công nghiệp khác được cho phép trong phạm vi các khu bảo tồn. Gần 4 triệu ki-lô-mét vuông sẽ được bảo vệ và trở thành nơi ẩn náu tuyệt vời cho nhiều loài sinh vật biển. Đây chắc chắn sẽ là một trong những nỗ lực bảo vệ môi trường vĩ đại nhất từ trước đến nay.

Tiến trình cuộc đàm phán sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có ủng hộ phê duyệt dự án này cùng 24 quốc gia và Liên minh Châu Âu (EU) hay không. Ủy ban hoạt động dựa trên sự đồng thuận. Bởi vậy, tất cả thành viên phải đồng ý không đánh bắt trong khu vực thuộc khu bảo tồn biển. Phần còn lại của Nam Đại Dương vẫn cho phép các hoạt động đánh bắt có quy định.

Đây không phải thời gian để chúng ta hoài nghi các thoả thuận về bảo vệ môi trường, hoặc giảm vai trò của sự hợp tác đa phương. Trung Quốc hoàn toàn có đủ sức mạnh để hiện thực hoá mục tiêu này. Thành tựu quan trọng nhất sẽ được dành cho con cháu chúng ta, những người đang trông cậy vào một chiến thắng trước biến đổi khí hậu của thế hệ đi trước.

Theo New York Times
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.