Tỷ lệ cử tri Pháp đi bầu cao hơn năm 2012

(Ngày Nay) - Bộ Nội vụ Pháp cho biết tỷ lệ cử tri Pháp tham gia bỏ phiếu trong vòng một bầu cử Tổng thống Pháp ngày 23/4 tính đến 12h (theo giờ địa phương - 10h giờ GMT) đã cao hơn so với cùng thời điểm trong cuộc bầu cử năm 2012. 
Ứng cử viên Jean-Luc Melenchon (phải) bỏ phiếu tại một địa điểm bầu cử ở Paris ngày 23/4. Ảnh: EPA/TTXVN
Ứng cử viên Jean-Luc Melenchon (phải) bỏ phiếu tại một địa điểm bầu cử ở Paris ngày 23/4. Ảnh: EPA/TTXVN

Theo số liệu của Bộ Nội vụ Pháp, sau 4 giờ kể từ khi các điểm bỏ phiếu mở cửa (lúc 8h sáng), tỷ lệ cử tri đi bầu đã đạt khoảng 28,54%, cao hơn so với cùng thời điểm trong cuộc bầu cử năm 2012 chỉ đạt 28,29%. Với con số này, tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử Tổng thống Pháp vòng một lần này được dự báo có thể vượt quá con số 79,48% ghi nhận trong vòng 1 bầu cử năm 2012.

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, các cuộc thăm dò thực hiện trong những ngày cuối cùng trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu vòng một cho thấy tỷ lệ đi bầu sẽ thấp hơn những lần trước, với chỉ khoảng 72% cử tri tuyên bố sẽ đi bỏ phiếu. Giới phân tích cho rằng tỷ lệ đi bầu thấp cho thấy sự mất lòng tin của người Pháp đối với giới chính trị. Nhiều cử tri cho rằng có khoảng cách quá xa giữa người dân và những người được họ bầu ra, và rằng lá phiếu của cử tri không tác động nhiều đến kết quả cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, giới phân tích cũng dự báo những diễn biến bất ngờ mới đây về an ninh của Pháp có thể trở thành động cơ thúc đẩy người dân Pháp đi bỏ phiếu. Theo đó, các sự kiện an ninh, đặc biệt là vụ nổ súng trên đại lộ Champs-Élysées tối 20/4 khiến một cảnh sát thiệt mạng và 2 người bị thương, đã khiến chủ đề chống khủng bố và vấn đề nhập cư nóng trở lại vào ngày vận động tranh cử cuối cùng.

Giới phân tích cho rằng sự kiện này nhắc nhở người dân Pháp về nguy cơ an ninh mà nước này đang phải đối mặt và họ sẽ muốn đi bỏ phiếu để chọn ra ứng cử viên có khả năng hành động kiên quyết và hiệu quả để bảo vệ người dân trước nguy cơ khủng bố. Ngoài ra, cử tri Pháp có thể tích cực tham gia bầu cử hơn do lo ngại kịch bản bất ngờ như cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ hoặc Brexit ở Anh có thể xảy ra. Trong bối cảnh tỷ lệ cử tri còn do dự khá cao, tỷ lệ đi bầu cao có thể đem đến những bất ngờ cho kết quả cuộc bầu cử vòng một.

Đây là lần đầu tiên nước Pháp tiến hành bầu cử trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp vẫn được duy trì kể từ khi ban bố sau chuỗi vụ tấn công đêm ngày 13/11/2015 tại Paris và vùng phụ cận. Hơn 50.000 cảnh sát và hiến binh được huy động bên cạnh 7.000 binh sĩ thuộc lực lượng chống khủng bố Sentinelle nhằm bảo đảm an ninh tại 67.000 điểm bỏ phiếu trên toàn nước Pháp.

Tất cả 11 ứng cử viên tranh cử đã đi bỏ phiếu tại các địa điểm đăng ký. Đối với nhiều ứng cử viên, các địa điểm họ đăng ký bỏ phiếu là địa phương họ đã bắt đầu sự nghiệp chính trị hoặc đã giữ các chức vụ lãnh đạo chính quyền địa phương trong nhiều năm, được coi như thành trì chính trị của họ.

Năm nay được đánh giá là khó đoán định nhất từ trước tới nay. Theo kết quả thăm dò dư luận ngay trước thềm bỏ phiếu, ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron, 39 tuổi, đang dẫn đầu với tỷ lệ ủng hộ 23%. Tiếp theo là Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen, với 22%. Cựu Thủ tướng François Fillonn và nhà lãnh đạo của phong trào cực tả “Nước Pháp bất khuất” Jean Luc Melenchon đều nhận được 19% số phiếu ủng hộ. Giới phân tích dự đoán nhiều khả năng ông Macron và bà Le Pen sẽ “nắm tay nhau” bước vào vòng 2 cuộc bỏ phiếu, dự kiến tổ chức vào ngày 7/5 tới.

Dự kiến công tác kiểm phiếu bầu cử vòng một sẽ được bắt đầu vào 19 giờ ngày 23/4 theo giờ địa phương.

Theo TTXVN
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.