Vì sao dáng đi 'dị biệt' của ông Putin lại gây sốt ở Điện Kremlin?

Thậm chí ngay cả Thủ tướng Medvedev, người chưa từng phục vụ trong quân đội và cơ quan mật vụ cũng có dáng đi bản sao dáng đi của ông Putin.
Vì sao dáng đi 'dị biệt' của ông Putin lại gây sốt ở Điện Kremlin?

Đội ngũ các chuyên gia nghiên cứu về rối loạn vận động do giáo sư thần kinh Bastiaan Bloem thuộc Trung tâm Y tế Đại học Radboud tại Hà Lan đứng đầu cho biết, khi họ bắt đầu phân tích dáng đi không bình thường của ông Putin với tay phải luôn ép sát sườn ít vung lên, còn tay trái di chuyển bình thường, họ nghĩ đó là dấu hiệu của căn bệnh Parkinson.

Vì sao dáng đi 'dị biệt' của ông Putin lại gây sốt ở Điện Kremlin? ảnh 1

Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy Tổng thống Nga giữ dáng đi “dị” như vậy trong khoảng thời gian vài năm, đồng thời ông vẫn tăng cân, tập judo và bơi lội đều đặn nên giả thuyết ông bị rối loạn vận động bị loại trừ.

Theo ý kiến của các chuyên gia, Tổng thống Nga đã từng công tác trong cơ quan tình báo Liên Xô KGB nên sự ít di chuyển tay phải của ông là hoàn toàn có lý do. Đó chính là thói quen của một điệp viên đã được đào tạo bài bản. Tay phải ít di chuyển sẽ giúp ông có thể lấy súng một cách nhanh nhất.

Phong cách đi “dị” này của Tổng thống Nga Putin cũng đã “lây nhiễm” sang đội ngũ thân cận của ông trước đây, gồm các cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov và Sergei Ivanov cũng như Thượng tướng Anatoly Sidorov.

Thậm chí ngay cả Thủ tướng Medvedev, người chưa từng phục vụ trong quân đội và cơ quan mật vụ cũng có dáng đi bản sao dáng đi của ông Putin.

Vì sao dáng đi 'dị biệt' của ông Putin lại gây sốt ở Điện Kremlin? ảnh 2

Theo các chuyên gia nghiên cứu, đây chỉ là một ví dụ chứng minh thực tế rằng, các quan chức Nga thường bắt chước phong cách cấp trên của họ.

Điển hình như, thói quen đeo đồng hồ tay phải của ông Putin đã bị hàng loạt các thuộc cấp sao chép y chang với lý do họ đưa ra là muốn thể hiện lòng trung thành đối với nhà lãnh đạo.

Nguyễn Hoàng

Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
(Ngày Nay) - Hội nghị Nhà báo thế giới 2024 do Hội Nhà báo Hàn Quốc tổ chức với chủ đề "Vai trò của truyền thông trong đưa tin về chiến tranh và Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và tương lai của báo chí" diễn ra tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) từ ngày 22-26/4. Hội nghị năm nay có sự tham dự của 52 nhà báo đến từ 47 quốc gia trên thế giới.