Vì sao Nga cần lực lượng Cận vệ Quốc Gia vào lúc này?

Quyết định thành lập lực lượng Cận vệ Quốc Gia của ông Putin không chỉ thu hút sự chú ý, theo dõi của phương Tây mà Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ quan sát kỹ.
Vì sao Nga cần lực lượng Cận vệ Quốc Gia vào lúc này?

Theo phản ánh của báo chí Nga, hôm 5/4/2016 vừa qua, Tổng thống nước này là ông Vladimir Putin đã chính thức công bố thành lập lực lượng Cận vệ Quốc Gia.

Lực lượng Cận vệ Quốc Gia được thành lập theo quyết định của nhà lãnh đạo Nga có cấu trúc mới những vẫn dựa trên cơ sở nền tảng của các lực lượng vũ trang, hành động thuộc Bộ Nội vụ Nga với nhiệm vụ tham gia cuộc chiến chống khủng bố và tội phạm có tổ chức.

Vì sao Nga cần lực lượng Cận vệ Quốc Gia vào lúc này? ảnh 1

Cảnh sát chống bạo động Nga.

Theo quyết định, sau khi được thành lập, lực lượng Cận vệ Quốc Gia sẽ tiếp tục thực hiện chức năng của lực lượng Nội vụ. Những đơn vị hành động này gồm cảnh sát chống bạo động OMON, lực lượng phản ứng nhanh SOBR.

Theo các nhà báo Nga Alexander Khrolenko và MIA Rossyia Segodnya, ý nghĩa thực tế của cấu trúc lực lượng Cận vệ Quốc Gia phù hợp với sắc lệnh.

Cận vệ Quốc Gia là cơ quan hành pháp với cấu trúc mới, sẽ trực tiếp trực thuộc sự chỉ đạo của Tổng thống.

Việc lập lực lượng Cận vệ Quốc gia cho phép tập trung công tác của các chuyên gia vào cùng một bộ phận, tạo ra cơ chế phản ứng nhanh nhạy với các biểu hiện khủng bố, cực đoan và tội phạm có tổ chức.

Một số nhà quan sát, báo chí của Nga cho rằng, cấu trúc không đòi hỏi gia tăng số lượng nhân sự trong cơ quan thực thi pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, đáng chú ý là đây không đơn thuần chỉ là sự thay đổi tên gọi. Điều này rất phù hợp với tinh thần thời đại.

Trong giai đoạn hiện nay, các mối đe dọa mới với an ninh chính quyền, đất nước Nga đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ cao hơn và hành động hiệu quả của chính quyền.

Thành lập Cận vệ quốc gia, hình thành cấu trúc thống nhất sẽ không để xảy ra chuyện đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan trong trường hợp có thiếu sót hoặc hoạt động thiếu hiệu quả.

Vì sao Nga cần lực lượng Cận vệ Quốc Gia vào lúc này? ảnh 2

Cơ chế mới sẽ cải thiện việc quản lý, lập kế hoạch, dự báo, không chỉ đấu tranh chống tội phạm có tổ chức và khủng bố, mà cả tham gia xử lý các tình huống bất ổn định trong xã hội, trong đó có biểu tình, bạo loạn đòi lật đổ - đặc trưng cốt lõi trong các cuộc cách mạng "màu sắc".

Lực lượng Cận vệ Quốc gia mới của Nga bao gồm cả các cơ quan quản lý và đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ phụ trách kiểm soát buôn bán vũ khí, lĩnh vực an ninh tư nhân, các tổ chức bảo vệ ngoài ngành.

Quản lý lực lượng đặc biệt phản ứng nhanh (SOBR) và các đơn vị cảnh sát cơ động khu vực.

Trong lần cải cách này, bản thân Bộ Nội vụ không mất đi vai trò hành chính mà còn mở rộng quyền hạn và khả năng.

Bên cạnh đó, Cơ quan Nội vụ nhận lại những cấu trúc mạnh được tách ra trước đây như Cơ quan Di dân Liên bang và Cơ quan Kiểm soát phòng chống ma túy.

Cận vệ Quốc gia Nga sẽ đảm nhiệm việc bảo vệ các cơ sở hạt nhân. Tham gia cuộc chiến chống khủng bố và cực đoan, đảm bảo chế độ pháp lý cho hoạt động chống khủng bố, cùng với lực lượng cảnh sát tại chỗ duy trì trật tự công cộng.

Lực lượng mới của Nga cũng có thể tham gia bảo vệ lãnh thổ đất nước, hợp tác với Lực lượng Biên phòng liên bang trong nghiệm vụ bảo vệ biên giới.

Vì sao Nga cần lực lượng Cận vệ Quốc Gia vào lúc này? ảnh 3

Các đơn vị của Bộ Nội vụ Nga sẽ kết hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan, lực lượng vũ trang của nước này.

Dự luật được đưa vào Duma Quốc gia ngày 6/4. Trước đó, báo chí Nga cũng nêu rằng khi luật mới được thông qua lực lượng này được phép sử dụng vũ lực và vũ khí không cần cảnh báo trong trường hợp có mối đe dọa cho tính mạng của các công dân hoặc bản thân chiến sĩ ngay cả khi các đối tượng gây nguy hiểm là phụ nữ và trẻ em khi những đối tượng này phản kháng, dùng vũ lực.

Họ sẽ được phép nổ súng bắt giữ tội phạm có vũ trang. Nếu không có mối đe dọa trực tiếp, chiến sĩ Cận vệ Quốc gia có nghĩa vụ cảnh báo về việc sử dụng vũ lực.

Dự thảo luật cấm Cận vệ Quốc gia quy định rõ rằng họ có không quyền nổ súng vào phụ nữ mang thai, người tàn tật và trẻ em, ngoại trừ trường hợp có sự phản kháng vũ lực.

Các binh sỹ Cận vệ Quốc gia được đột kích nhà riêng của công dân khi làm nhiệm vụ khẩn cấp và trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Nga.

Lực lượng này cũng có quyền kiểm tra phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của công dân với quyền tạm giữ đến ba giờ. Được phép sử dụng công cụ đặc biệt, kể cả vòi rồng, xe bọc thép để ngăn chặn các vụ rối loạn mất trật tự và các hành động bất hợp pháp khác.

Quyết định thành lập lực lượng Cận vệ Quốc Gia của ông Putin không chỉ thu hút sự chú ý, theo dõi của phương Tây mà Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ quan sát kỹ nhằm chuẩn bị cho những thay đổi hoàn toàn có thể tương tự như Nga trong tương lai.

Hòa Bình

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.