Thực phẩm biến đổi gen: Nhiều người ăn mà không biết

(Ngày Nay) - Hằng năm, Việt Nam nhập hàng triệu tấn ngô, đậu tương… biến đổi gen làm thức ăn chăn nuôi nhưng việc khai báo, kiểm soát chưa rõ ràng. Việc dán nhãn “biến đổi gen” được thực hiện rất ít, do đó, nhiều người ăn rau quả biến đổi gen mà không biết.
Thực phẩm biến đổi gen: Nhiều người ăn mà không biết

Thực phẩm biến đổi gen: Nhiều người ăn mà không biết ảnh 1

Nhiều giống ngô biến đổi gen đã được cấp phép trồng trên diện rộng. Ảnh: Vinh Đào 

Nhập nhiều ngô, đậu tương biến đổi gen

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết, Việt Nam đang rất thiếu nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hiện cả nước sản xuất khoảng 15,5 triệu tấn thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm; 3,5 triệu tấn thức ăn thủy sản. Lâu nay, Việt Nam nhập nhiều ngô, khô dầu đậu tương…từ Mỹ, Brazil, Argentina, Ấn Độ. 

Đây là những nước trồng nhiều loại cây biến đổi gen. “Các doanh nghiệp nhập khẩu không quan tâm vấn đề ngô biến đổi gen hay không, mà cũng chưa có quy định nào xác định ngô biến đổi gen trước khi nhập khẩu về và ai xác nhận điều đó. Ngô biến đổi gen đã được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới, sử dụng phổ biến, nên không có gì phải lo ngại, cản trở”- ông Lịch nói.

“Với việc thiếu nguyên liệu ngô trầm trọng, vấn đề tăng diện tích trồng ngô, trong đó có ngô biến đổi gen là rất lớn. Dự kiến, từ nay đến năm 2020, cả nước sẽ phát triển lên 300.000 ha ngô biến đổi gen, chiếm khoảng 25% tổng diện tích ngô cả nước”.

Ông Ma Quang Trung

Hiện giá ngô nhập khẩu trung bình khoảng 200 USD/tấn (khoảng 4.400 đồng/kg). Trong khi đó, với lối canh tác của bà con nông dân hiện nay, giá thành sản xuất cao, giá ngô trong nước thường cao hơn ngô nhập khẩu khoảng 1.000 đồng/kg. Mặt khác, sản lượng ngô trong nước chỉ khoảng 4,5 triệu tấn, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi. 

Theo ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn, Bộ NN&PTNT, đến nay, bộ đã công nhận 14 giống ngô biến đổi gen để đưa vào sản xuất đại trà, với tính kháng sâu đục thân, thuốc trừ cỏ. Diện tích ngô biến đổi gen cả nước năm nay sẽ phát triển lên khoảng 10.000 ha. Tuy nhiên, quá trình mở rộng diện tích đang chậm lại so với dự kiến, do cần xác định những giống ngô biến đổi gen kháng sâu đục thân, thuốc trừ cỏ, mới thể hiện rõ hiệu quả kinh tế.

“Nếu trồng ngô biến đổi gen với hai tính kháng trên ở những vùng ít sâu đục thân, ít cỏ dại thì hiệu quả không khác ngô thường. Thiếu nguyên liệu ngô trầm trọng, vấn đề tăng diện tích trồng ngô, trong đó có ngô biến đổi gen là rất lớn. Dự kiến, từ nay đến năm 2020, cả nước sẽ phát triển lên 300.000 ha ngô biến đổi gen, chiếm khoảng 25% tổng diện tích ngô cả nước”- ông Trung nói.

Dán nhãn biến đổi gen thế nào?

Theo quy định hiện hành (áp dụng từ ngày 1/8 năm nay), thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn, lưu thông tại Việt Nam có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu sử dụng phải dán nhãn có chữ “biến đổi gen”, kèm theo hàm lượng. Còn thực phẩm biến đổi gen tươi sống, thực phẩm chế biến không bao gói và trực tiếp bán cho người tiêu dùng sẽ không cần phải dán nhãn…

Về việc dán nhãn, ông Trung cho hay, ngô biến đổi gen được chế biến trong nhà máy, rồi bán ra thị trường làm thực phẩm, mới phải dán, còn ngô nguyên liệu do bà con trồng về nhà máy thức ăn chăn nuôi, không phải dán nhãn. “Chẳng hạn, nhà máy dùng ngô biến đổi gen làm bánh, hay một loại thực phẩm nào đó, buộc phải dán nhãn, kèm theo hàm lượng sử dụng ngô biến đổi gen, còn nông dân bán từng bao tải thì không phải dán”- ông Trung nói.

Còn theo PGS.TS Phạm Văn Toản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, mục đích của việc dán nhãn là để cung cấp thông tin giúp người tiêu dùng biết để lựa chọn, chứ không phải để cảnh báo an toàn. Việc Bộ NN&PTNT cho phép ngô biến đổi gen trồng đại trà, và xác định đủ điều kiện làm thực phẩm, tức là nó an toàn.

Ông Toản cho hay, nhiều nước trên thế giới yêu cầu phải dán nhãn bắt buộc với thực phẩm biến đổi gen. Các nước châu Á áp dụng ngưỡng ghi nhãn với thực phẩm biến đổi gen là 5% áp dụng với Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan, Thái Lan, Indonesia; 3% với Hàn Quốc; với Úc, New Zealand là 1%. 

Ông Toản cho biết, việc quy định dán nhãn với thực phẩm biến đổi gen, chỉ là một dạng hàng rào thương mại, không liên quan đến tính an toàn của loại thực phẩm này. Hiện các nước trên thế giới đều cấp chứng nhận an toàn thực phẩm biến đổi gen sau khi đã đánh giá theo hướng dẫn của Codex (Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm 
quốc tế).

Dù còn nhiều quan điểm khác nhau về cây trồng biến đổi gen, tuy nhiên, theo các chuyên gia, mới đây, hơn 100 học giả đoạt giải Nobel đã cùng ký bức thư ngỏ kêu gọi Tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh) thay đổi quan điểm phản đối thực phẩm biến đổi gen.

Theo các học giả Nobel, những gì tổ chức Hòa bình xanh đang làm là phản khoa học và gây ảnh hưởng tiêu cực và cho rằng “Hòa bình xanh và những phe ủng hộ họ đã cố tình đi chệch hướng nhằm hù dọa 
dư luận”.

Để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, năm 2015, Việt Nam phải nhập đến 6,5 triệu tấn ngô, khoảng 4-5 triệu tấn khô dầu đậu tương, khoảng 2 triệu tấn lúa mỳ (khoảng một nửa cho người)… Với tổng kim ngạch nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lên tới trên 5 tỷ USD.

Theo Zing
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.