Doanh nghiệp nợ lương thưởng Tết: Cần có chế tài mạnh

Năm hết Tết đến, không ít người lao động (NLĐ) bị nợ lương nhưng các doanh nghiệp (DN) thì vẫn bình chân như vại vì có vi phạm cũng không lo bị xử lý…
Doanh nghiệp nợ lương thưởng Tết: Cần có chế tài mạnh
Năm hết Tết đến, không ít người lao động (NLĐ) bị nợ lương nhưng các doanh nghiệp (DN) thì vẫn bình chân như vại vì có vi phạm cũng không lo bị xử lý…

Đổ lỗi cho kinh tế khó khăn

Quy định doanh nghiệp chậm trả lương cho lao động (LĐ) phải trả lãi được ban hành từ bốn năm trước (Nghị định 47/2010), sau đó được quy định rõ hơn tại Nghị định 95/2013. Thế nhưng, việc thực hiện chính sách này như thế nào thì ngay cả cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cũng lúng túng.

Theo công bố mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), đến thời điểm hiện tại vẫn còn 20% số DN chưa có kế hoạch thưởng Tết và khoảng 40% số DN nợ lương. “Với việc nợ lương cuối năm, nếu DN có hoàn cảnh khó khăn, bất khả kháng thì chủ và NLĐ phải thỏa thuận, cam kết với nhau. Nếu DN nào đó cố tình không trả lương cho NLĐ thì bộ sẽ phải thanh tra và có hình thức xử phạt”, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng LĐ-TB&XH cho biết.

Tuy nhiên trên thực tế, dù có số liệu liên quan nợ lương, chậm lương của NLĐ nhưng chưa thấy bất cứ một số liệu, hay báo cáo nào cho thấy các DN chậm lương, nợ lương NLĐ bị xử lý.

Ông Phạm Tiến Tùng, Phó Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH cho biết, sau nhiều lần đi thanh tra, giám sát về thực hiện Bộ luật Lao động cũng như các vấn đề mà bộ quản lý thì một trong những sai phạm phổ biến nhất trong các DN chính là vấn đề chậm lương và nợ lương. “Phần lớn DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đều xây dựng thang bảng lương chỉ nhích hơn mức lương tối thiểu vùng một chút và đóng BHXH trên mức này, còn lại là chi các khoản mềm (tiền ăn ca, phụ cấp…) để trốn đóng BHXH. Hoặc vấn đề lương làm thêm giờ trong ngày nghỉ, ngày Tết... được tính không đúng, không đủ. Chính vì vậy mới có chuyện nhiều LĐ ở các khu công nghiệp lãn công tập thể”, ông Tùng nói.

Không chỉ khối DN FDI, khối DN nhà nước cũng mắc sai phạm phổ biến trong lĩnh vực tiền lương. Nhiều DN không xây dựng quỹ lương riêng trả cho viên chức mà sử dụng quỹ lương sản xuất. Lác đác, có DN trả lương dưới mức lương tối thiểu. Còn tại các DN vừa và nhỏ, một thanh tra chuyên ngành tiết lộ: “Nếu đụng vào đâu là “bắt” được ngay DN vi phạm”. Thế nhưng, hầu hết các DN từng vi phạm trả chậm lương, thậm chí phải nợ lương của NLĐ chưa hề bị xử phạt.

Doanh nghiệp nợ lương thưởng Tết: Cần có chế tài mạnh - anh 1

Lao động khu công nghiệp lĩnh lương qua thẻ.

Liên quan vấn để này, ông Tùng thừa nhận: “Quả thật lâu nay lực lượng thanh tra Bộ LĐ-TB&XH có tiến hành thanh tra các DN, nhưng chủ yếu là thanh tra chung về tất cả các vấn đề lao động, việc làm trong một DN. Chính vì vậy không có báo cáo cụ thể về con số DN vi phạm và bị xử lý về vấn đề tiền lương, trong đó có việc chậm trả lương”. Lý giải cụ thể hơn, thanh tra ngành lao động cho rằng, trong những năm qua, tình hình kinh tế, sản xuất ở các DN gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy, nếu lỗi nào nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới NLĐ thì phải xử lý ngay, xử lý nghiêm, lỗi nào nhẹ thì có thể thông cảm với DN, tạo điều kiện để họ phát triển, ổn định sản xuất.

Công đoàn yếu, NLĐ dễ mủi lòng

Cũng như Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, Vụ Lao động - Tiền lương cũng cho biết, trong nhiều năm qua, không có bất cứ một số liệu nào liên quan việc thanh tra, giám sát thực hiện tiền lương trong các DN. Mặc dù Bộ cũng đã có chỉ đạo các tỉnh báo cáo về tình hình nợ, chậm lương, yêu cầu DN thanh toán dứt điểm cho LĐ trước Tết Nguyên đán, tuy nhiên đến nay các địa phương cũng chưa có báo cáo cụ thể về vấn đề này.

Thực tế, tính theo lãi suất có kỳ hạn một tháng, nếu bị chậm trả lương 15 ngày thì một LĐ có mức lương năm triệu đồng chỉ nhận được 3.000 đồng tiền lãi. Con số này không phải lớn nhưng nếu DN có 10.000 LĐ, nợ lương từ một cho tới hai tháng thì số tiền lãi phải trả có thể lên tới cả trăm triệu đồng.

Ông Lê Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Lao động - Tiền lương (Bộ LĐ-TX&BH) cho rằng, Bộ luật Lao động cũng như Nghị định hướng dẫn đều quy định xử lý nghiêm minh các sai phạm về vấn đề tiền lương. Nhưng trên thực tế, vấn đề xử phạt chậm trả tiền lương lại phụ thuộc rất nhiều vào việc thỏa thuận giữa NLĐ và DN với nhau. Nhiều trường hợp, nếu đơn hàng của DN chưa bán được thì cũng không có tiền trả cho LĐ bởi lẽ, nếu DN “chết” thì LĐ cũng khó mà sống sót(!). “Thực ra đây là cơ chế để tạo điều kiện cho DN bước qua giai đoạn khó khăn. Cơ quan quản lý nhà nước cũng chỉ có thể bỏ qua một số trường hợp nhất định, khi có sự “thông cảm” của LĐ. Riêng trường hợp các cá nhân, nhân viên trong công ty cố tình nợ lương, sử dụng tiền lương vào mục đích khác bị phát hiện, thì ngoài xử phạt sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự”, ông Thành nói.

Nghị định mới hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương trong Bộ luật Lao động cũng quy định cụ thể: Khi xảy ra tình trạng chậm lương, người LĐ có quyền có ý kiến, khiếu nại, tố cáo. Người LĐ có quyền ủy quyền cho công đoàn, để công đoàn cơ sở đòi quyền lợi cho người LĐ. Nếu LĐ và công đoàn không đòi thì đương nhiên số tiền đó thuộc về DN, còn tiền bị phạt sẽ được bổ sung ngân sách Nhà nước.

Thế nhưng, theo Thứ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân đúc kết về vấn đề này: Muốn xử lý DN chậm trả lương, nợ lương, trước hết NLĐ, công đoàn cơ sở phải chủ động có ý kiến. Công đoàn thì yếu, NLĐ nhiều khi lại mủi lòng trước sự khó khăn của DN nên mới không kiến nghị. Mà không kiến nghị thì cơ quan chức năng không thể nắm bắt để xử lý.

Chính vì thế, suốt bốn năm qua (kể từ khi có Nghị định 47/2010) các cơ quan nhà nước vẫn chưa có bất cứ kiến nghị, xử phạt một DN nào liên quan vấn đề chậm lương của LĐ. Nếu vậy, chẳng lẽ cứ để hòa cả làng (!).

>>> Xem thêm

Nhiều ông lớn đang "ngấp nghé" đại gia bia lớn nhất Việt Nam

Bảo hiểm VietinBank tăng trưởng vượt bậc năm 2014

Doanh nghiệp và tái cơ cấu nông nghiệp

Hợp tác cùng Thời nay

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.