Nguyễn Xuân Sơn: Từ con đường quan lộ tới vòng lao lý

Tối 21/7, Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và bắt giữ ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Nguyễn Xuân Sơn: Từ con đường quan lộ tới vòng lao lý

Từ con đường quan lộ

Ông Nguyễn Xuân Sơn sinh ngày 20/11/1962 tại Đức La - Đức Thọ - Hà Tĩnh, là thạc sĩ chuyên ngành kinh doanh.

Ông tốt nghiệp trường Nam Carolina (Hoa Kỳ), chuyên ngành Quản trị kinh doanh, cấp đào tạo trên đại học.

Ông cũng tốt nghiệp chuyên ngành Vật giá và Trường Đào tạo cán bộ dầu khí, cấp đào tạo đại học tại trường Kinh tế quốc dân.

Ông Nguyễn Xuân Sơn có thời gian công tác 30 năm gắn bó với ngành dầu khí. Từ 1984, ông là cán bộ Vụ Tài chính Kế toán Tổng cục Dầu khí sau đó là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.

Nguyễn Xuân Sơn: Từ con đường quan lộ tới vòng lao lý - anh 1

Ông Sơn khi giữ chức Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Từ năm 2003 – 12/2008, ông giữ chức Phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), Tổng Giám đốc PVFC, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) và nắm giữ chức vụ này đến tháng 11/2010.

Đến đầu năm 2011, ông Sơn thôi chức Tổng Giám đốc của ngân hàng này, bà Nguyễn Minh Thu lên nắm quyền thay ông.

Ông Nguyễn Xuân Sơn được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại Quyết định số 1123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 8/7/2014 thay cho người tiền nhiệm là ông Phùng Đình Thực nghỉ hưu theo chế độ (1/6/2014).

Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí này, ông Nguyễn Xuân Sơn là Phó Tổng Giám đốc PVN phụ trách các lĩnh vực tài chính kế toán, kế hoạch chiến lược.

Tới vòng lao lý

Vào ngày 19/7/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 1105/QĐ-TTg về việc cho thôi giữ chức Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đối với ông Sơn.

Tới tối ngày 21/7, Cơ quan CSĐT (C46, Bộ CA) đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt, khám xét căn biệt thự của ông Sơn.

Theo cáo buộc của cơ quan điều tra, Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã đồng phạm với Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT OceanBank.

Chỉ 6 tháng sau khi cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank Hà Văn Thắm bị khởi tố, bắt tạm giam, từ một Ngân hàng nhìn bề nổi đang “ăn nên làm ra”, các cổ đông OceanBank đã nhanh chóng mất toàn bộ tiền góp mua cổ phần ngân hàng này. Trong số các cổ đông lớn của Oceanbank có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sở hữu 20% vốn, tương đương 800 tỉ đồng; Tập đoàn Đại Dương (OGC) và Công ty TNHH VNT là 2 cổ đông lớn cùng sở hữu 20% vốn, tương đương 1.600 tỉ đồng.

Sau khi kinh doanh thua lỗ, Ngân hàng Nhà nước bắt buộc phải mua lại OceanBank với giá “0 đồng”, và 800 tỉ đồng PVN đầu tư đã hoàn toàn “mất trắng”.

Khoản đầu tư này đã được HĐTV của của PVN thông qua và sau đó ông Nguyễn Xuân Sơn là người thực hiện nên ông Sơn phải chịu trách nhiệm liên đới về khoản đầu tư 800 tỷ đồng.

Nguyễn Xuân Sơn: Từ con đường quan lộ tới vòng lao lý - anh 2

Căn biệt thự của ông Sơn bị lực lượng chức năng khám xét.

Ông Nguyễn Xuân Sơn cũng đã nhiều lần bị cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an, làm việc để điều tra, xác minh về những dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông này trong quá trình tại vị.

Ngoài ra, ông Sơn còn bị tình nghi có trách nhiệm liên quan đến những sai phạm tại Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank).

Theo thanh tra Ngân hàng Nhà nước thì GP.Bank có nhiều yếu kém, tiềm ẩn rủi ro, kết quả kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu và quản trị, điều hành ngân hàng kém hiệu quả.

Do không khắc phục được nên Ngân hàng Nhà nước đã đặt GP.Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Hoàng Thúy (t/h)

>>> Xem thêm:

Đại gia ôm 1.600 tỷ đồng bỏ trốn, 8 ngân hàng hầu tòa

Trưởng phòng kinh doanh Vinashin biển thủ 400 tỷ, mua 40 biệt thự

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.