Nhằm kiểm soát tốt hơn trong quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đối với dược phẩm, mỹ phẩm và TPCN, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đao 389 Quốc gia đã tổ chức Hội thảo để trao đổi, thảo luận đánh giá đúng thực trạng, dự báo đúng tình hình, đưa ra các giải pháp sát hợp nhất, căn cơ nhất, hiệu quả nhất cho công tác này.
Tổ chức Hội thảo 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đối với dược phẩm, mỹ phẩm và TPCN'
(Ngày Nay) - Sáng ngày 28/9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã tổ chức Hội thảo “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng: Dược phẩm, Mỹ phẩm và TPCN: Thực trạng và giải pháp” tại Nha Trang để trao đổi, thảo luận đánh giá đúng thực trạng, dự báo đúng tình hình, đưa ra các giải pháp sát hợp nhất, căn cơ nhất, hiệu quả nhất cho công tác này.
Thông tin từ Cục ATTP (Bộ Y tế), từ năm 2019 tới nay, Công ty TNHH Dược phẩm có tới 37 sản phẩm TPCN thuộc diện kê khai giá.
Không kê khai giá nhiều loại TPCN, Dược phẩm Nhất Nhất đang 'móc túi' người tiêu dùng?
(Ngày Nay) - Dù có tới vài chục sản phẩm nằm trong Danh mục thực phẩm chức năng (TPCN) dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện kê khai giá, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất hoàn toàn chưa thực hiện kê khai giá cho bất kỳ sản phẩm nào. Bất chấp các quy định, những sản phẩm này được Dược phẩm Nhất Nhất “vô tư” bán tràn lan ra thị trường, thu về nguồn lợi rất lớn…
FITOBIMBI là dòng sản phẩm chủ lực của Công ty CP Dược phẩm DELAP.
Sản phẩm của Dược phẩm DELAP: 'Mập mờ' kê khai giá để trục lợi?
(Ngày Nay) - Được quảng cáo rầm rộ như loại “thần dược” dành cho trẻ em được nhập khẩu độc quyền, hàng loạt sản phẩm TPCN do Công ty CP Dược phẩm DELAP phân phối có giá cả khá đắt đỏ. Dù những sản phẩm này thuộc diện phải kê khai giá, thế nhưng việc kê khai này lại được doanh nghiệp thực hiện một cách rất dè dặt, phải chăng nhằm để đối phó sự kiểm tra của các cơ quan chức năng?
Ảnh minh hoạ.
Bóc mẽ những chiêu ‘thổi phồng’ công dụng của TPCN, TPBVSK
(Ngày Nay) - Theo bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, trên thực tế các thống kê cho thấy doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh TPCN và TPBVSK thường vi phạm vấn đề quảng cáo không quá nhiều. Tuy nhiên, những tổ chức, cá nhân mua lại rồi phân phối sản phẩm ra thị trường và tự quảng cáo lại có những vi phạm rất lớn.
Nhiều loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định về quảng cáo không đúng bản chất, lừa dối người tiêu dùng.
Muôn kiểu vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Người tiêu dùng cẩn trọng để tránh thiệt hại
Qua hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (BVSK) trên internet và môi trường mạng, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã phát hiện thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định về quảng cáo không đúng bản chất, quảng cáo sản phẩm như thuốc chữa bệnh, lừa dối người tiêu dùng,...