Angkor Wat - Di sản trường tồn cùng thời gian

Angkor Wat có kiến trúc vô cùng đồ sộ, thiết kế cân cứng với tổng diện tích khoảng 200 ha, chu vi gần 6km, đường đá cao 8m, dày 1m.
Angkor Wat - Di sản trường tồn cùng thời gian

Angkor Wat (hay Ăng-kor Vat), còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên. Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 240km về phí Bắc, thuộc địa phận tỉnh Siem reap ngày nay, Angkor Wat thuộc quần thể kiến trúc đền đài lớn tại angkor, Campuchia, được vua Suryavarman II cho xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XII.

Ban đầu công trình được xây dựng để thờ thần Vishnu (một rong ba vị thần tối cao của Hindu giáo) sau này dần chuyển thành nơi thờ Phật giáo. Angkor Wat là kết hợp của kiến trúc Đền – núi với những dãy hành lang nhỏ hẹp và kéo dài. Trung tâm của ngôi Đền tháp là tổ hợp 5 tháp, bao gồm 1 tháp trung tâm cao 65m và 4 tháp cao 40m góc tạo thành một hình vuông.

Angkor Wat - Di sản trường tồn cùng thời gian ảnh 1
Angkor Wat - Di sản trường tồn cùng thời gian ảnh 2
Angkor Wat - Di sản trường tồn cùng thời gian ảnh 3

Những hình ảnh của Angkor Wat.

Chính điện Angkor Wat là một kiến trúc 3 tầng, kết nối với nhau nhờ những hành lang dài, sâu hút. Kiến trúc của Angkor Wat là mô phỏng của núi vũ trụ Meru (Một ngọn núi thần thoại của Hindu giáo, nơi các vị Thần tối cao ngự trị). Thường thì các ngôi đền có cửa chính quay về hướng Đông, nhưng Angkor Wat lại có cửa chính quay về hướng Tây.

Toàn bộ Angkor Wat được tạo nên từ những khối đá xanh với kích thước 1x2 m ghép lại với nhau, sau đó được trạm trổ phù điêu, hoa văn theo các tích truyện cổ được cho là dựa trên 2 bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ là Mahabharata và Ramayana.

Angkor Wat có kiến trúc vô cùng đồ sộ, thiết kế cân cứng với tổng diện tích khỏang 200 ha, chu vi gần 6km, đường đá cao 8m, dày 1m. Bao quanh Đền là hào nước rộng 190m, dài 1,5km và để vào được trong Đền ta cần phải đi qua một đoạn cầu đá dài bắc qua hào nước, đầu lối vào có đặt tượng sư tử đá và rắn thần Naga 7 đầu. Khu Đền chính của Angkor Wat có 398 gian phòng, được chạm khắc các hình ảnh miêu tả các cảnh trong sử thi Ấn Độ cũng như hình ảnh các vũ nữ Apsara, các bức phù điêu được chạm trổ rất tinh xảo, sống động như thật, thể hiện tài hoa và thẩm mỹ cao của những người thợ Khmer xưa.

Một trong những người Châu Âu đầu tiên đặt chân đến Angkor Wat là Antonio Da Madalena, một nhà sư người Bồ Đào Nha đến đây vào năm 1586 và nói rằng “Angkor Wat là một kiến trúc phi thường mà không giấy bút nào tả xiết, chủ yếu là vì nó không giống bất kì một công trình nào khác trên thế giới. Nó có những tòa tháp, lối trang trí và tất cẩ sự tinh xảo mà con người có thể tưởng tượng ra”.

Giữa thế kỷ 19, nhà tự nhiên học và thám hiểm người Pháp Henri Mouhot đã đến đây và giúp phương Tây biết đến Angkor Wat nhiều hơn bằng các ghi chép của mình.

Từ đó đến nay, ngôi Đền được đánh giá là công trình kiến trúc tôn giáo quan trọng nhất của người Khmer. Năm 1992 Angkor Wat đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Minh Châu (tổng hợp)

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).